Công cụ tầm soát cổ phiếu

Bản đồ chỉ đường cho nhà đầu tư tìm lợi nhuận của một doanh nghiệp

Bản đồ chỉ đường cho nhà đầu tư tìm lợi nhuận của một doanh nghiệp

Lợi nhuận của một công ty tăng giá đột biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam

ĐẶT SÁCH TẦM SOÁT CỔ PHIẾU SHOPEE

Bài 4: Lợi nhuận bất thường, lợi nhuận rẻ tiền: Cái bẫy nhiều NĐT
Kỳ Vọng Ảo Và Lợi Nhuận Bất Thường
Phân biệt các loại lợi nhuận trong báo cáo tài chính

1.     LNST theo Quý

a.     Trọng Yếu

-        LN các quý tăng trưởng so với cùng kỳ, Phải đến từ HDKD chính, (Doanh thu thuần tăng, Doanh thu đến từ Mảng Đầu tư tài chính có phải trọng yếu của cty không)

-        Kiểm tra lại quá khứ xem các quý tăng lên như thế nào, chu kỳ kinh doanh ra sao, có tính kế thừa hay không. Sẽ xảy ra trong bao nhiêu năm,

b.     Loại bỏ LNST bất thường

-        Kiểm tra, Tầm soát trong Báo Cáo Tài Chính để loại bỏ LN không đến từ Hoạt Động Kinh Doanh chính yếu.

2.     LNST theo Năm

a.     Trọng yếu

-        Phải là lợi nhuận đến từ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH (TRỌNG YẾU)

-        LN tăng càng cao càng tốt

-        Tính ra EPS 1 năm cho CP, sau đó tính ra định giá.

-        Hoạt động kinh doanh có tính kế thừa. Định giá từ tương lai quy về hiện tại.

-        So sánh chiết khấu của giá CP trong tương lai với giá CP hiện tại có hấp dẫn hay không.

b.     Loại bỏ LNST bất thường

-        Nghiên cứu về LN của doanh nghiệp đến từ đâu, có phải từ mảng kinh doanh chủ chốt của doanh nghiệp hay không. Phải là LN từ yếu tố TRỌNG YẾU.

-        Loại bỏ những LN bất thường để xác định đúng khả năng tăng trưởng của DN trong tương lai. Vì LN bất thường sẽ không xuất hiện trong tương lai nữa. LN của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào LN bất thường thị LN trong tương lai sẽ bị sụt xuống.

c.      Thiết kế ma trận để theo dõi.

-        Lập ma trận theo Năm và theo Quý để theo dõi và so sánh.

-        Nghiên cứu sự tăng trưởng để đưa ra nhận xét và đánh giá =>> sau đó là định giá cho doanh nghiệp đó.

3.     SO SÁNH TRONG NGÀNH

-        Đánh giá công ty chung trong một ngành => để tìm ra công ty ƯU TÚ nhất trong ngành

-        Lấy LNST Quý, Năm, 2 Quý để đánh giá – so sánh trong ngành. Tìm ra công ty Ưu Tú.

VD: Nhóm thép HPG vs HSG

HPG rất lớn và tốt, tình hình kinh doanh mình bạch, tầm soát tốt. Nhưng Tăng trưởng và Lợi Tức không phải tốt nhất trong ngành. Mà lại là HSG, Tầm soát LN tăng trưởng cực lớn, trong nhóm đầu ngành (Là Công ty tốt nhất, Kiếm LN tốt nhất, Rủi ro được kiểm soát tốt nhất)

4.     DẤU HIỆU BÃO HÒA LNST

-        Thời kỳ tăng trưởng của mọi công ty sẽ tới thời kỳ bão hòa. (Như một quy luật tất yếu của Vũ trụ)

VD: Bắt đầu 1 con sóng thần, Đi mua VNM có thắp hương nó cũng k lên được. Công ty đã bão hòa.

-        Dung sai TT hết, Các công ty gia nhập ngành nhiều, LN bị giảm sút. Lãnh đạo già cỗi, không tái cấu trúc công ty.

-        Khi công ty vào thời kỳ bão hòa =>>> định giá sẽ đi xuống cực nhanh.

-        Mua CP sẽ chốt lời khi công ty vào giai đoạn bão hòa.

-        Dấu hiệu Kinh doanh đi xuống sẽ thấy được trong khi so sánh LN của công ty trong khi tầm soát DN.

-        Nếu mua 1 công ty mà LNST đi ngang trong 10 năm thì dở. LỢI TỨC trên thị giá chênh lệch không hấp dẫn. Nếu có sự chênh lệch hoặc tiềm ẩn trong 1-2 năm tới có khả năng tăng trưởng thay đổi cực lớn, thì có thể xem xét. Chờ đợi thời cơ.

-        Nên coi DN như vậy theo một dạng Start Up. Sẽ hợp lý hơn để theo dõi sự biến đổi của Doanh nghiệp đó. Khi nào Start Up thành công thì tính tiếp.

-        Nếu đầu tư vào công ty Start Up là ĐẦU TƯ MẠO HIỂM, Nhưng nếu thành công có thể được tính bằng Nghìn lần. Nhưng rủi ro là mất trắng. Nhiều Start Up 100 ông thì 98 ông là lòng tham vô đáy. Nguy hiểm cực lớn nhưng có thể phát triển và sử dụng nguồn lực của đất nước để phát triển.

-        Khi một Doanh nghiệp đã bão hòa thì LN coi như không có ý nghĩa. Một công ty cần luôn TÁI CẤU TRÚC. Muốn chiếm lĩnh cần THÂU TÓM công ty trong ngành.

5.     TIÊU CHÍ XÉT DUYỆT, TẦM SOÁT CÔNG TY

-        Xét duyệt LN của công ty có phải LN ảo hay không, Bằng cách nghiên cứu đọc sách PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH, QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP =>> ứng dụng vào để xem LN đó ra sao, xem có xào nấu Báo cáo Tài chính hay không.

-        Nghiên cứu tính minh bạch và thông tin về sự mình bạch của Doanh Nghiệp trong quá khứ. Đã được chứng minh sự minh bạch trong quá khứ. Công ty làm ăn chia chác trong sạch. Các số liệu được bóc tách rõ ràng, LN về tái đầu tư và mở rộng Thị Trường như thế nào (VD: HPG 4-5 năm nay khi có thêm Thị phần đều thông báo cho Nhà đầu tư hàng tháng)

-        Xem xét các chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp nếu đủ khả năng.

-        Hội đồng quản trị và lãnh đạo ra sao. LN đó có được tin tưởng hay không. Có bị lãnh đạo xào nấu để đưa vào LN hay rút ruột hay không. (VD: Case Study gỗ Trường Thành xào nấu lừa dối Vingroup, Case Study Bầu Đức với HAG)

6.     Ví dụ về sự quan trọng của kiểm soát rủi ro.

Câu chuyện về Thằng bé chăn Bò chọi BOM.

Có một thằng bé chăn bò thả bò đi ăn cỏ. Thấy trái Bom ở ngoài ruộng nên nhặt lên để ném cho nó nổ. Vừa chọi lần 1 nghe tiếng nổ thấy phấn khích, nó vỗ tay rầm rầm. Xung quanh mấy đứa chăn bò đi cùng đã bỏ chạy từ lâu. Không còn ai dám ở lại cùng chỗ quả BOM đó.

Thằng bé vẫn không hiểu gì, nhặt quả BOM tiếp tục chọi và nổ tiếp lần 2. Thằng bé vẫn ngu ngơ thấy phấn khích vì mình chọi được quả bom cho nó nổ và người khác đã bỏ chạy hết và còn mình nó.

Tới lần thứ 3 thì quả bom nổ khi chưa kịp chọi. Sau dó thì, …., Không còn sau đó nữa. Thằng bé tan tành với quả bom mà nó không kiểm soát được sự NGUY HIỂM và RỦI RO của nó.

Các nhà đầu tư F0 trên TTCK cũng vậy. Rất thích ôm vào những quả bom mà mình không hiểu biết (Ba cái cổ phiếu tào lao, không tầm soát). Sau đó thấy vui vẻ, tự hào khi kiếm chác được một chút ít lời lã từ CP đó. Trong khi các NĐT hiểu biết đã tránh xa nó tư rất lâu. (VD: Các CP dòng Mía đường, Than, Một số DN BDS, …)

Khi mà sự rủi ro đã lên tới cực điểm thì BÙM. Thằng bé chăn bò tự ôm cái của nợ RỦI RO đó.

Câu chuyện đầu tư về CP rác

Doanh nghiệp than nắm được một hợp đồng 2 Triệu tấn than, Giá than thì tăng cực cao. Nếu xong xuôi hết thì giá CP đó có thể tăng 5 lần. Đầu tư vài triệu CP rồi mất 50%. Dù đã ký kết hợp đồng mua bán đàng hoàng.

Phải biết quản trị tin tức, đầu tư theo thông tin là Trớt quớc, ăn mười mươi cũng gãy. Chết ngắc.

Phải chọn lựa phong cách đầu tư, tiêu chuẩn đầu tư. Phải được hoàn thiện, Triệt để tuân thủ. Không được vi phạm nguyên tắc.

Câu chuyện về chạy xe máy.

Khi mình cầm lái xe máy thì thằng bạn không dám ngồi, mà bạn cầm lái thì mình không dám ngồi sau. Khi mình chạy nhanh thì mình không sợ vì mình kiểm soát được vấn đề. Nếu phụ thuộc vào thông tin và cái biết của người khác thì mình sẽ bị mất kiểm soát dẫn tới sợ. Đi kèm sẽ bị hoảng loạn.

Phải triệt để áp dụng tiêu chuẩn và nguyên tắc đầu tư thì sẽ vượt lên trên Thị Trường. Kiến thức chỉ chiếm 4%. Còn lại phụ thuộc vào nguyên tắc bản thân. Nằm trong nội tại con người của Nhà Đầu tư.

Nguồn Facebook TruongMoney

ĐẶT SÁCH TẦM SOÁT CỔ PHIẾU - LAZADA


facebook-icon