Công cụ tầm soát cổ phiếu

Bài viết đặc biệt về “Cổ Đông Lớn” - Bất động sản và trái phiếu

Bài viết đặc biệt về “Cổ Đông Lớn” - Bất động sản và trái phiếu
(Đây là bài viết dành cho nhà đầu tư cổ phiếu, không nhằm mục đích mua bán cổ phiếu, không dùng thông tin này cho mục đích mua bán hoặc khác… và đây là thông tin cá nhân, không đại diện cho ai, cái gì. Để tham khảo và định hướng)
(1) Nhắc lại một chút nhiều bài trước mình có nói là “DEAL CẦM CỐ” trong khi Margin toàn TT tăng vừa qua.
=> Đợt trước mình có nói vụ 202.000 tỷ Margin, về sau mình nói quý 3 tăng lên “đầy bất ngờ. Và nhấn mạnh “Nguy cơ giải chấp Deal” này đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra “nhất là nhóm BĐS VÀ LIÊN QUAN”
=> Đâu đó chúng ta đọc hàng loạt ông chủ bị CTCK bán giải chấp cổ phiếu gần đây, chúng liên tục xuất hiện. “NGHĨA LÀ HỌ HẾT TIỀN RỒI”
=> Nguy cơ này còn xảy ra mạnh hơn khi mà hàng loạt cong ty chứng khoán, cắt giảm margin mạnh các nhóm CP này và liên quan.
(2) Ngũ bề bủa vây “có thể một số công ty mất thanh khoản”
=> Làm dự án A, cầm cố A phát triển B, cầm cố B phát C….Cầm X phát triển N. Vậy là Nợ vay gấp 3-4-6-10 lần vốn chủ sở hữu. (Vay chồng vay)
=> Không dừng lại ở đó, phát hành trái phiếu “rất nóng” từ 2018-2019 bắt đầu tăng tốc mạnh. Lãi suất cao 11-13%. Nhiều ông phát hành hơn hoặc gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, thật kinh khủng.
=> Không dừng lại ở đó nữa, một số phát hành trái phiếu quốc tế. Thật ra huy động được tiền này là một hình thức cho vay nhiều điều kiện rất ngặt nghèo. Nói thẳng ra là vay nặng lãi. Rồi tỷ giá tăng 8-10% mang về khoản lỗ nữa.
=> Không đừng lại ở đó. Gần đây chữa cháy bằng chứng “cầm cố CP” trên TTCK cho các công ty chứng khoán. Gọi là “Deal“. Bây giờ nguy cơ giải chấp ngay cả ông chủ gần đây bạn đã thấy
=> Không dừng lại ở đó, giá BĐS bắt đầu giảm giá, cầu giảm mạnh. Dẫn đến nguồn thu thiếu hụt. Nguy cơ mất thanh khoản là đây.
=> Không dừng lại ở đó, khoản thuế phí nhà nước, tiền chuyển mục đích sử dụng đất… khoảng này khá lớn đang no động chưa thanh toán. Gây áp lực rất lớn.
Vậy là ngũ bề bủa vây là hoàn toàn chính xác. Những câu chuyện như thế này mình đã nói từ lâu rồi nhất là cuối năm vừa rồi. Rất tiếc lúc đó có hàng trăm người nhảy vào chửi bới phá hoại nên mình không nói nữa.
(3) Tín hiệu từ nhóm ngân hàng và NHNN sẽ làm gì? Đây là những dự báo của mình. Có thể đúng hoặc có thể sai. Cần hết sức lưu ý. Mình nghĩ giữ ổn định, an toàn hệ thống và xử lý liên quan là rất cần thiết.
=> Chỉ số LDR (Loan to Deposit) là tỷ lệ cấp dư nợ tín dụng trên vốn huy động. Cùng với chỉ số tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, LDR là một trong hai chỉ số cơ bản nhất thể hiện khả năng thanh khoản, đặc biệt là thanh khoản kỳ hạn của ngân hàng. NHẤN MẠNH NHÀ MÌNH XEM XÉT ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÁC NGÂN HÀNG HIỆN NAY. Trong đó có nhiều bank tỷ lệ này rất cao vượt 90% vượt 100% và có bank gần 120%. Vậy là NHNN bắt buộc họ phải điều chỉnh thôi. Cực kỳ quan trọng.
=> LDR dẫn đến cuộc đua lãi suất, vi phạm tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay dài hạn dẫn đến “căng thanh khoản” chạy đua lãi suất. Mình nghĩ NHNN sẽ triệt để vụ này. Hiện rất an toàn với 34%, sắp tới tháng 10/2023 về 30%. Chỉ những ngân hàng vi phạm mới đáng lo. Còn lại vẫn ổn. Bạn xem báo cáo tài chính thì tự biết nha.
=> Đặc biệt: Những ông cho BĐS vay lớn tác động mạnh đến cuộc đua lãi suất. Những ông này liên quan trái phiếu lớn cũng kéo theo “cuộc đua lãi suất huy động”. Vụ này mình nghĩ NHNN sẽ xử lý.
=> Các ngân hàng có LDR cao bắt phải ngừng cho vay đưa về dưới 90%. Mình cần nhấn mạnh “các công ty liên quan” bằng sợi tơ Hồng nào đó… dẫn đến cuộc đua lãi suất và NHNN cũng sẽ chú ý xử lý. Đây rất quan trọng như SCB là một Case mà nhà mình tự tìm hiểu. Sẽ ra mấy ông khác.
=> Mấu chốt vấn đề vẫn là “Giá BĐS đi xuống, kéo theo áp lực tăng cạnh tranh trên thị trường ngân hàng. Vậy những ông cho vay các dự án BĐS lớn, nhiều sẽ rất căng thẳng, ảnh hưởng đến hệ thống.
=> Như vậy lãi suất tăng lên là bằng chứng cho các ông BĐS vay nợ quá lớn “CÓ NGUY CƠ MẤT THANH KHOẢN”
=> Một vấn đề nổi lên đó là một số Ngân Hàng, thay CTCK phân phối trái phiếu. Tức ngân hàng tham gia vào, bây giờ nhiều người dân đi đòi đông người thì tâm lý không tốt trên TT. (Nhấn mạnh là ngân hàng bình thường, trái phiếu thì đến các công ty chứng khoán, tức nó không liên quan đến ngân hàng, tiền gửi hay gì).
Note: Theo ý kiến cá nhân mình, những rắc rối này tác động lớn đến một số ông BĐS và các ngành kinh doanh phụ thuộc nó. Một số bank thôi. Còn lại he thống sẽ OK và nhiều bank cứ vèo vèo. Điểm cần lưu ý. Không như vỡ trận 2011-2012.
(4) Liệu CTCK có vô can?
=> Như đã nói ở trên, giải chấp CP BĐS là một nguy cơ lớn sắp tới.
=> Mọi trái phiếu đều phát hành qua CTCK. Trong đó rất nhiều ba không. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến một số CTCK rồi.
=> Nếu CTCK bão lãnh, trái chủ bán trước hạn thì sao? Căng thẳng thanh khoản thì sao?. Chưa nói đến có sai phạm gì không.
=> Chắc chắn CTCK là một mắt xích quan trọng trong trọng tâm trái phiếu này. Tất nhiên mình nhấn mạnh có nhiều CTCK không dính dáng đến thì vẫn chạy phà phà thôi. Không phải tất cả đâu.
(5) Trọng yếu này quyết định đến TTCK, VN-Index
=> Những tồn tại này được giải quyết hoặc xấu nhất đã xảy ra thì VN-Index đạt đáy dài hạn.
=> Hôm qua, mình dành 90 phút để Live nội bộ, nói về VN-Index. Đáy dài hạn. Giá trị của nhóm CP tạo đáy trước. Và VN-Index tạo đáy sau hay không là hoàn toàn độc lập. Khi mà bạn đánh đồng CP tạo đáy và VN-Index tạo đáy thì “chưa đủ năng lực để xử lý vấn đề”
=> Mình vẫn bảo vệ quan điểm VN-Index không thể xuyên thủng 880 điểm. Và trong tháng 11-12 và tháng 1 năm sau này all in tiền mặt vào CP mục tiêu. Lời lỗ lúc đó không còn quan trọng nữa.
Note: Những vấn đề trên đây. Chắc chắn sẽ được giải quyết không khó lắm. Can một thời gian nhất định. Tuy nhiên giá CP luôn chiết khấu trước khoản 3-6 tháng. Đó là thời cơ tuyệt vời nhất.
~~~~~~~~~~~~~~
Bài viết này cực kỳ quan trọng cho nhà đầu tư

 

Trái phiếu là gì? Tổng hợp kiến thức về trái phiếu cho người mới
Trái phiếu chuyển đổi là gì? Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi
Trái phiếu chính phủ là gì? Các loại trái phiếu chính phủ

Theo facebook TruongMoney

ĐẶT SÁCH TẦM SOÁT CỔ PHIẾU - LAZADA


facebook-icon