Hocchungkhoan.vn

Đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì? Có ảnh hưởng tới thị trường không?

Ngày đáo hạn là một ngày đặc biệt quan trọng trong thị trường chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên thực tế nhiều nhà đầu tư vẫn không hiểu hết ý nghĩa của ngày này. Vậy đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày gì? Ngày này có ảnh hưởng như thế nào với thị trường chứng khoán?

 

Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là gì? Kiến thức cơ bản về chứng khoán phái sinh

Đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì?

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh (tiếng Anh gọi là Expiration date) là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh (Hợp đồng Tương lai hoặc Hợp đồng Quyền chọn). Trước hoặc trong ngày này, nhà đầu tư phải quyết định được họ sẽ làm gì với vị thế của mình.

Trước khi đáo hạn 1 quyền chọn, người nắm giữ hợp đồng có thể chọn thực hiện quyền chọn, đóng vị thể ghi nhận lãi lỗ, hoặc để nguyên 1 hợp đồng vô giá trị đáo hạn.

Chứng khoán phái sinh đáo hạn thời điểm nào?

Khác với thị trường chứng khoán cơ sở, mỗi hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều nêu cụ thể ngày đáo hạn. Vào ngày đó, các giao dịch của hợp đồng sẽ ngừng lại và chuyển thành tiền mặt.

Ngày đáo hạn được quy định là Thứ Năm lần thứ 3 trong tháng đáo hạn hợp đồng. Ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn có 4 hợp đồng tương lai được giao dịch. Trong đó, các tháng đáo hạn lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.

Ví dụ: Vào Quý I/2021 đã diễn ra 3 phiên giao dịch trong các tháng 1, 2, 3 như sau:

Lịch đáo hạn phái sinh tháng 01/2021 với mã hợp đồng tương lai là VN30F2101. Ngày giao dịch đầu tiên là 20/11/2020 và ngày giao dịch cuối cùng 21/1/2021. Trong giai đoạn cầu các nhà đầu tư chưa có động thái thay đổi các hoạt động giao dịch. Đến ngày 15/12/2020 thị trường giao dịch mới bắt đầu nhộn nhịp. Trong hai ngày 19 và 20/1/2021 giá thị trường sụt giảm mạnh trước thời điểm đáo hạn 2 ngày.

Lịch đáo hạn trong tháng 2 là ngày 19/02/2021, mã giao dịch là VN30F2102. Phiên giao dịch chỉ diễn ra trong hai ngày 18 và 19/02/2021.

Lịch đáo hạn trong tháng 3 cũng diễn ra trong 3 ngày 17,18,19 tháng 03 với mã V30F2103. Ngày giao dịch đầu tiên từ 17/07/2020, đến ngày giao dịch cuối cùng 18/03/2021.

Ngày đáo hạn CKPS

Đáo hạn phái sinh có ảnh hưởng tới thị trường không?

Thị trường luôn biến động mạnh trước ngày đáo hạn phái sinh. Thời điểm đáo hạn phái sinh là lúc các nhà đầu tư thể hiện vị thế của mình, với lợi thế giao dịch 2 chiều và có khả năng sinh lợi nhuận ngay cả khi thị trường giảm nên được nhiều người lựa chọn đầu tư.

Các hoạt động đáo hạn gây chú ý vì sự biến động đột ngột của chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán cơ sở. Trong khi bản chất của thị trường phái sinh là quan tâm đến kết quả đầu tư lỗ/lãi khi hợp đồng tương lai tới kỳ đáo hạn.

Thống kê từ năm 2017 (khi thị trường phái sinh ra đời) cho đến nay, các phiên ATC đều tăng giảm đột ngột trước khi bước vào ATC, đa phần là giảm chứ ít khi tăng, giá các mã luôn chênh lệch trước phiên ATC. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cũng cần theo dõi biến động, phân tích và đưa ra dự báo thị trường.

Trong thời điểm đáo hạn, thị trường có xu hướng bán mạnh vì khối tự doanh công ty chứng khoán nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai VN30. Qua điều này, ta có thể nhận thấy chứng khoán phái sinh tại Việt Nam phù hợp với các tổ chức hơn là cá nhân đơn lẻ.

Đến ngày hợp đồng tương lai đáo hạn mà không đóng vị thế thì chuyện gì xảy ra?

Để trả lời lại câu hỏi này bạn có thể theo dõi ví dụ sau đây.Ví dụ:

Khách hàng A có vị thế mua hợp đồng VN30F2106 có ngày đáo hạn là 17/06/2021. Nếu khách hàng A không thực hiện đóng vị thế thì đến hết ngày 17/06/20021, vị thế mua hợp đồng chỉ số VN30 của tháng 6/2021 sẽ được coi là đóng vào cuối ngày. Và lúc này, khách hàng A sẽ không nắm giữ vị thế hợp đồng tương lai nào kể từ ngày 18/06/2021. Khách hàng A có thể chọn tiếp tục giữ vị thế mua hợp đồng tương lai chỉ số bằng cách bán 1 hợp đồng VN30F2106 để đóng vị thế 6 tháng đáng được nắm giữ. Sau đó, nhà đầu tư A tiếp tục mua lại 1 hợp đồng Vn30F2107 (mở 1 vị thế mua vào tháng 7)

Nếu ngày đáo hạn hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư không đóng vị thế thì giá thanh toán như thế nào?

Khi kết thúc ngày đáo hạn nếu nhà đầu tư không chủ động đóng vị thế thì Sở và hệ thống sẽ tự động đóng vị thế và thanh toán lãi lỗ cho nhà đầu tư ở giá đóng cửa ở chỉ số VN30. Mặt khác, nếu nhà đầu tư đóng vị thế thì sẽ được đóng vị thế theo như giá đã được đặt ra như thỏa thuận ban đầu.

Giả sử bạn đang có hợp đồng tương lai VN30F2106, ngày đáo hạn là 17/06/2021. Vào ngày quý khách đặt lệnh mua hợp đồng VN30F2106 với giá là 1493.0:

Lúc này, nếu bạn đặt bán giá ATC thì hợp đồng sẽ được thanh toán lãi lỗ theo giá đóng cửa là 1495.0. Còn nếu quý khách không đóng vị thế, hợp đồng sẽ thanh toán lãi/ lỗ theo chỉ số VN30 là 1496.05.

Qua ví dụ trên có thể nhận thấy rõ ràng sự khác biệt giữa việc đóng vị thế và không đóng vị thế. Thông thường ở các phiên đáo hạn phái sinh sẽ có biến động mạnh của chứng khoán cơ sở (các mã cổ phiếu có mặt trong rổ VN30) nhằm mục đích điều hướng thị trường và chỉ số theo ý muốn của những ông lớn. Tuỳ thuộc vào vị thế mà họ đang nắm giữ mà điểm của chỉ số VN30 biến động để thu được lợi nhuận từ đó áp đảo vị thế còn lại.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp các nhà đầu tư hiểu được đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì, cũng như thông tin về ngày đáo hạn. Từ đó giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong việc đầu tư của mình.

Miễn trừ trách nhiệm (Disclaimer): Thông tin trong bài viết chỉ mục đích chia sẻ thông tin và quan điểm cá nhân của tác giả. Đây không phải là lời khuyên đầu tư từ Hocchungkhoan.vn. Hoạt động đầu tư luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính, Tiền của bạn ko phải của mình nên hãy có trách nhiệm tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư

Bài viết liên quan
  • Ngày bùng nổ theo đà (FTD) là gì? Cách áp dụng FTD trong đầu tư chứng khoán 298 Lượt xem
  • Hướng dẫn đầu tư chứng khoán chi tiết cho người mới bắt đầu 342 Lượt xem
  • Lịch sử thị trường chứng khoán 1004 Lượt xem
  • Margin là gì? Margin Call là gì? Vì sao Margin là con dao hai lưỡi trong chứng khoán? 852 Lượt xem
  • Room ngoại của cổ phiếu là gì? Nới room ngoại là gì? 2211 Lượt xem
  • Chu kỳ thị trường: Nó không lặp lại nhưng có vần điệu 961 Lượt xem
  • Chứng quyền là gì? Lợi ích và rủi do khi mua chứng quyền có đảm bảo 566 Lượt xem
  • Chỉ số hàng hóa Bloomberg (BCOM) là gì? Cách xem chỉ số hàng hóa Bloomberg (BCOM) 1374 Lượt xem