Công cụ tầm soát cổ phiếu

Tư duy sáng tạo là gì? Các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là gì? Các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo

Đối với con người, sáng tạo hay tư duy sáng tạo là một trong những năng lực quan trọng bậc nhất. Nếu đánh giá một cách khách quan, năng lực sáng tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động, thay đổi và phát triển của xã hội. Hãy cùng Hocchungkhoan.vn tìm hiểu về tư duy sáng tạo và các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo nhé

Video 14: Phát triển tư duy cổ phiếu - TruongMoney - 04/08/2021
Video 32: Tư duy dòng tiền trên thị trường chứng khoán - TruongMoney - 23/08/2021
Video 34: Tư duy dòng tiền trong thị trường cổ phiếu - Phần 2 - TruongMoney - 25/08/2021

Tư duy sáng tạo là gì?

Khái niệm Tư duy sáng tạo (Creative Thinking): là khả năng suy nghĩ, tìm tòi ra những chủ đề mới của một hay nhiều người hợp sức theo hướng “hoàn toàn mới”, không đi lối mòn. Trong bất kỳ ngành nghề nào, tư duy sáng tạo hiện diện mọi nơi, có cả trong kinh tế, xã hội, nghệ thuật, khoa học công nghệ…

Tư duy sáng tạo vận dụng khả năng và kỹ năng mềm để phân tích vấn đề ở các góc độ khác nhau, sử dụng các công cụ phù hợp để đánh giá và đưa ra giải pháp mới cho vấn đề.

Tập trung vào sáng tạo và đổi mới là quan trọng vì hầu hết các vấn đề có thể yêu cầu các phương pháp tiếp cận chưa từng được tạo ra hoặc thử trước đây. Đó là một kỹ năng được đánh giá cao của một cá nhân hoặc tập thể mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn phải khao khát có được trong hàng ngũ của họ.

Tư duy sáng tạo là một kỹ năng và phải được tập luyện liên tục để luôn nhạy bén. Bạn cần thường xuyên tiếp xúc với các tình huống đang cần có một ý tưởng mới và xung quanh bạn là những người cùng chí hướng để đạt được mục tiêu này.

Nhiều trường học coi tư duy sáng tạo như là một môn học kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên. Những tình huống “thinking out of box” thường xuyên được đặt ra để rèn luyện khả năng tư duy. Nhờ vậy, sinh viên có thể áp dụng được sự nhạy bén, tinh tế để giải quyết được các tình huống hằng ngày. 

Tại sao phải tư duy sáng tạo?

Như đã chia sẻ, tư duy sáng tạo là kỹ năng mềm cần thiết trong tất cả các lĩnh vực đời sống. Không chỉ quan trọng trong công việc, kỹ năng này cũng giúp bạn xử lý tình huống trong cuộc sống hằng ngày tốt hơn. Một số lợi ích của tư duy này mang lại:

  • Giúp bạn làm chủ được kiến thức mà mình đã học hỏi tại trường học. Dựa trên thông tin đã tiếp thu, sinh viên, học sinh có thể tìm tòi, phát triển thêm những kiến thức mới.
  • Một trong những yếu tố làm nên sự thành công trong sự nghiệp chính là khả năng tư duy sáng tạo. Những người có tư duy sáng tạo sẽ cho ra được các chiến dịch, cách phát triển cùng các chiến lược truyền thông, kinh doanh hiệu quả. 
  • Tư duy sáng tạo giúp bạn khẳng định được năng lực và khả năng của bản thân. Đồng thời, khi có giải pháp để xử lý công việc hiệu quả, bạn có thêm động lực, tăng sự hưng phấn và năng suất tốt nhất. 
  • Là yếu tố cốt lõi để con người phát minh những công nghệ mới, hỗ trợ giải phóng sức lao động, phục vụ nhu cầu tốt nhất. 

Khi nào sáng tạo xuất hiện?

  1. Nhận ra nhu cầu cần có cách tiếp cận mới: Đây được xem là cấp độ cơ bản nhất của tư duy sáng tạo. Ở cấp độ này, người có sự sáng tạo sẽ biết cách xem xét các hướng tiếp cận và suy nghĩ các biện pháp mới. Song song đó người ở cấp độ này đã sẵn sàng tiếp nhận những ý tưởng và biết thời điểm nào cần cách tiếp cận mới.
  2. Thay đổi hướng tiếp cận hiện tại: Người có tư duy sáng tạo sẽ có thể nhận thấy, phân tích được ưu và nhược điểm của các hướng tiếp cận hiện có. Từ đó, họ sẽ điều chỉnh hành động để phù hợp hơn với nhu cầu.
  3. Đề xuất cách tiếp cận mới: Người có năng lực sáng tạo ở cấp độ này sẽ tìm kiếm ý tưởng hoặc biện pháp đã mang lại hiệu quả ở các môi trường khác nhau và vận dụng chúng để phục vụ một lợi ích nhất định cho cá nhân hoặc tổ chức. Đồng thời, họ cũng có thể biến tấu các ý tưởng đó theo hướng mới lạ và mang về hiệu quả cao hơn.
  4. Tạo ra khái niệm mới: Người có tư duy sáng tạo sẽ có khả năng định hình nên giải pháp mới bằng cách tổng hợp các khái niệm cần thiết. Từ đó, họ sẽ tạo ra một biện pháp hoàn toàn mới cho bản thân hoặc tổ chức.
  5. Nuôi dưỡng sự sáng tạo: Đây chính là cấp độ cao nhất của tư duy sáng tạo. Cấp độ này thường sẽ xuất hiện nhiều ở những nhà nghiên cứu hoặc quản lý doanh nghiệp. Họ sẽ khuyến khích nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp thử sức với những ý tưởng mới và tạo điều kiện để các ý tưởng đó trở thành hiện thực.

Đặc điểm của tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo được tạo thành từ các yếu tố cơ bản như tính mềm dẻo, thuần thục, độc đáo, chi tiết và sự nhạy cảm. 

  • Mềm dẻo: Sự linh hoạt, mềm dẻo sẽ có những đặc điểm như dễ dàng thay đổi từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, chuyển từ giải pháp này sang giải pháp khác, điều chỉnh lại dòng suy nghĩ nếu đang gặp phải vấn đề khó khăn, tư duy luôn tồn tại sự mới lạ mà không bị dập khuôn, giới hạn trong bất cứ giới hạn nào của bản thân, biết cách linh hoạt trong quá trình giải quyết công việc mà không áp dụng một cách cứng nhắc các kiến thức đã học.
  • Tính thuần thục: Là khả năng làm chủ suy nghĩ, nắm vững kiến thức, những kỹ năng để phân tích được những vấn đề đang đối mặt và cũng thể hiện được sự đa dạng trong cách giải quyết vấn đề.

Tính thuần thục của một người có thể được thể hiện qua một số điểm đặc trưng như:

+ Năng lực xem xét các sự vật sự việc ở nhiều khía cạnh khác nhau, đưa ra được nhận xét đa chiều và toàn diện về vấn đề đang quan sát.

+ Năng lực tìm hiểu và đề xuất giải pháp ở nhiều góc độ và trong những tình huống giả định khác nhau.

+ Năng lực đồng thời đưa ra được nhiều cách giải quyết để xử lý vấn đề, sau đó sẽ đánh giá để chọn ra được phương án phù hợp nhất để giải quyết vấn đề.

  • Tính độc đáo: Là khả năng đưa ra và quyết định được các biện pháp mang tính mới lại và độc đáo.
  • Tính chi tiết: Là khả năng lên kế hoạch một cách chi tiết, rõ ràng và hiện thực hóa ý tưởng đồng thời phát triển ý tưởng đó một cách phù hợp thông qua quá trình nghiên cứu và chứng minh.
  • Tính nhạy cảm: Đây cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của duy sáng tạo. Đây được hiểu là khả năng phát hiện ra vấn đề, xung đột, phát sinh các sai sót và không hợp lý trong vấn đề đó. Tính nhạy cảm không những được thể hiện thông qua việc thích ứng nhanh chóng và linh hoạt, mà còn được thể hiện khi một người rơi vào tình huống cấp bách nhưng vẫn tìm ra được những giải pháp hiệu quả nhất.

Ví dụ minh họa về tư duy sáng tạo

Ví dụ 1: Sử dụng tư duy sáng tạo trong cải tiến cách phân tích, đánh giá dữ liệu.

Khi tiến hành báo cáo kết quả tuyển dụng nhân sự, người phụ trách phòng nhân sự có thể phân tích các số liệu bằng cách thống kê theo bảng hình cột và hàng tương tự như trong bảng tính excel. Cách làm này giúp người xem biết được những thông số về thời gian, chi phí cụ thể tuy nhiên lại khó hình dung được tỷ lệ giữa các nội dung trong quy trình tuyển dụng. Một người có tư duy sáng tạo chỉ cần thêm vào một số đồ thị và màu sắc phân biệt là có thể làm rõ nội dung mong muốn.

Ví dụ 2: Tư duy sáng tạo trong cuộc sống.

Khi bạn có một chai rượu vang nhưng không thể mở được nút trên miệng chai. Bạn cần suy nghĩ cách để khui chai rượu này mà không làm vỡ chai. Nếu là người có tư duy sáng tạo thì thay vì áp dụng các cách mở nút rượu vang thông thường, bạn sẽ nghĩ đến việc ấn nút chai vào trong để khui chai rượu vang này.

7 phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo hiệu quả

Nếu biết tư duy sáng tạo là gì thì bạn cũng biết rằng kỹ năng này có thể rèn luyện qua thời gian. Bạn có thể áp dụng một số cách rèn luyện tư duy để phát triển bản thân mình trong tương lai. 

1. Hành động

Một cách để rèn luyện tư duy sáng tạo hiệu quả đó chính là hành động. Trong mỗi con người luôn có tồn tại tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, nếu bạn không hành động hoặc không tạo cơ hội để phát huy thì tư duy sáng tạo sẽ bị mai một theo thời gian. 

Hãy vận dụng tất cả những gì được học để giải quyết tình huống thực tế. Đây là một cách rèn luyện tư duy cực kỳ hiệu quả. 

2. Cân bằng thực tế và lý tưởng

Trí óc sáng tạo của con người rất rộng lớn nhưng đôi khi nó lại không đồng nhất với thực tế. Một số ý tưởng sáng tạo có thể tốt nhưng lại không khả thi trong thực tế hằng ngày. Do vậy, bạn cần chú ý cân bằng tư duy sáng tạo của mình giữa thực tế và lý tưởng để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày.

3. Thoải mái và cởi mở

Bạn cần lưu ý rằng việc sáng tạo không nên xa rời thực tế. Vì vậy, bạn cũng không nên quá căng thẳng với những công việc quen thuộc hàng ngày, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tư duy sáng tạo của bạn lúc nào không hay. Hãy dành thời gian gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp, tìm kiếm những trải nghiệm mới để não bộ được thanh thản, thoải mái từ đó khả năng sáng tạo của bạn mới được phát huy tối đa.

4. Dám phá bỏ nguyên tắc và giới hạn

Nguyên tắc và giới hạn có thể khiến con người dễ dàng tư duy theo đường mòn và không phát huy được tư duy, khả năng sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Do vậy, một cách để bạn phát triển tư duy sáng tạo là dám phá bỏ các nguyên tắc và giới hạn của bản thân. Khi đó, bạn có thể phát triển tư duy với trạng thái tích cực và hứng thú hơn với công việc. 

5. Không nên quá lo lắng về các vấn đề

Các vấn đề khó khăn thường khiến nhiều người cảm thấy không quyết định được và có vướng mắc. Nếu để những lo lắng làm phiền, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái và khiến khả năng suy nghĩ, tư duy giảm đi đáng kể. 

Do vậy, bạn hãy gác đi những âu lo để giữ tinh thần thoải mái, sáng suốt khi suy nghĩ một vấn đề. Khi đó, bạn có thể tìm ra được những ý tưởng tốt đến bất ngờ đấy. 

6. Dám thử thách và không sợ khó khăn

Để rèn luyện tư duy sáng tạo bạn cần phải là người dám dấn thân và không sợ đối mặt với khó khăn. Khi bạn có một ý tưởng mới, một kế hoạch lớn với mức độ thách thức cao khiến bạn cảm thấy lo lắng không dám hành động nghĩa là bạn đang tự hạn chế đi sự sáng tạo của bản thân. Bạn hãy cố gắng vượt qua ra khỏi nỗi lo thất bại và hành động. Hãy tin tưởng vào những ý tưởng và khả năng của bản thân để khả năng sáng tạo của bạn được phát huy tốt nhất.

7. Không nên ỷ lại

Ỷ lại khiến con người thụ động và làm bạn không muốn động não khi gặp phải vấn đề khó. Nếu trường hợp này kéo dài thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ dần mất đi. Do vậy, bạn nên tích cực suy nghĩ, dám nghĩ dám làm để não bộ hoạt động hết hiệu suất. Đây là một cách rèn luyện tư duy sáng tạo cực kỳ hiệu quả.

6 bài tập rèn luyện tư duy sáng tạo

1. Đọc nhiều nội dung và nhiều chủ đề khác nhau

Để bổ sung kiến thức, thông thường chúng ta có xu hướng tìm hiểu về những chủ đề thân thuộc, liên quan đến công việc của mình. Hãy bắt đầu đọc những cuốn sách đa dạng chủ đề như sách kinh tế, sách văn học, sách kỹ năng,... Những ý tưởng mới có thể nảy sinh từ những điều tưởng chừng không liên quan.

Tư duy sáng tạo của bạn có thể được hưởng lợi rất nhiều nếu bạn đa dạng hóa loại nội dung mà bạn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình. Thông tin mà bạn tiếp nhận có thể được kết hợp, phối lại và sử dụng lại theo một số cách để đưa ra giải pháp. 

Để làm được điều đó, bạn có thể  sử dụng nhiều lựa chọn tiếp thu nhiều loại nội dung của internet. Hãy cố gắng học hỏi thêm từ các trang blog, kênh YouTube và mạng xã hội về  chủ đề mà bạn quan tâm. Điều này cũng có hiệu quả nếu bạn cố gắng thay đổi các hình thức cũng như nội dung xem, đọc. Bạn có thể tương tác với các loại phương tiện khác nhau, như văn bản, video , âm thanh và thậm chí sách điện tử, podcast, đồ họa thông tin và những phương tiện khác.

2. Viết về bất kỳ chủ đề gì

Nếu bạn có sở thích viết nhật ký thì bạn đang có một thói quen tốt để rèn luyện bộ não của mình. Tuy vậy, hãy cố gắng viết chi tiết, có mục đích và trình bày một cách khoa học hơn. 

Mặt khác, nếu bạn chưa có thói quen viết nhật ký thì hãy cố gắng viết về một điều gì đó mỗi ngày chẳng hạn như một người bạn gặp trên đường, một điều bạn làm trong ngày, một đồng nghiệp mới quen, về những dự định trong tương lai,… Bạn có thể viết bằng tay hoặc mở một file word mới và bắt đầu đánh máy. Hãy thoải mái viết ra những gì bạn nghĩ mà không cần chủ đề, không cần câu mở đầu hay ho,  không cần chỉnh sửa lại và quan trọng nhất là không tự đánh giá.

3. Đi ra ngoài nhiều hơn

Sau một ngày làm việc, học tập, bạn hãy cố gắng dành một khoảng thời gian đủ dài để cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn. Đi bộ quanh công viên gần nhà, chạy bộ, chơi cầu lông, đá bóng với bạn bè, đi nghe nhạc,… sẽ có tác dụng không ngờ với não bộ của bạn đấy.

Chẳng hạn như ra rạp chiếu xem một bộ phim đang “hot” trên màn hình lớn, âm thanh sống động và uống coca luôn là một trải nghiệm tuyệt vời. Không những giúp thư giãn sau một ngày dài, xem phim còn có tác dụng kích thích sự sáng tạo của người xem, đặc biệt là những bộ phim khoa học viễn tưởng.

4. Trò chuyện với một người bạn mới quen

Khi trò chuyện với những người bạn mới khiến bạn phải tư duy nhiều hơn để có những cuộc trò chuyện thú vị. Hơn nữa bạn cần xử lý nhiều hơn bởi vì sẽ phát sinh nhiều tình huống mới. Từ cách trò chuyện với người lạ, bạn sẽ ghi nhận được những kiến thức mới hơn. Việc lắng nghe câu chuyện từ một người mà bạn mới quen biết có thể giúp bạn nhìn nhận một sự việc từ nhiều quan điểm khác nhau. Điều này giúp bạn có thể tư duy theo nhiều hướng mà có thể hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của bạn. 

5. Ăn uống bổ dưỡng 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc cách chúng ta ăn uống sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ. Nếu bạn muốn suy nghĩ một cách khác biệt, hãy cung cấp năng lượng mới cho cơ thể. Đặc biệt, con người có thể tư duy sáng tạo hơn khi bổ sung những thức ăn bổ dưỡng hơn.

6. Luyện bài tập “hại não” 

Hãy mời thêm ít nhất một người bạn hoặc đồng nghiệp để tham gia một buổi brainstorm trong khoảng 1 tiếng. Trước đó, hãy cùng bàn luận để đưa ra một chủ đề nào đó mà bạn muốn thảo luận và sau đó bắt đầu suy nghĩ để tìm ra giải pháp, những ý tưởng về sản phẩm mới, hay những đề xuất cải tiến mới,... Liệt kê tất cả những ý tưởng này ra giấy và khoan hãy tự đánh giá chúng. Kết thúc buổi thảo luận này, bạn có thể sẽ có một danh sách 100 ý tưởng khác nhau nhưng chắc chắn rằng ít nhất một hoặc hai trong đó là những ý tưởng rất tuyệt vời. Điều quan trọng là bạn càng thực hành nhiều, để càng thành thạo chúng. 

Kết luận

Hy vọng rằng với định nghĩa tư duy sáng tạo là gì, bạn đã biết được rằng tư duy sáng tạo có thể rèn luyện và cách để phát triển tư duy của bản thân

Chúc các bạn thành công!

Video 36: Phần 3: Tư duy dòng tiền lưu hành & margin - TruongMoney - 28/08/2021
Kỷ nguyên của tư duy về đầu tư đã đến
Video 28. TƯ DUY ĐÚNG VỀ TTCK, GIÁ CỔ PHIẾU - 25/01/2022

ĐẶT SÁCH TẦM SOÁT CỔ PHIẾU - LAZADA


facebook-icon