Tự do tài chính

Trong số lần này của The Money Date, host An Trương đã có một buổi nói chuyện thú vị với BTV Dương Ngọc Trinh về chủ đề quen thuộc - Tự do tài chính.
Mỗi người sẽ có một định nghĩa khác nhau về tự do tài chính. Với BTV Dương Ngọc Trinh, tự do tài chính là một trạng thái nhất thời, và để đạt được hay duy trì được cần đến một sự kỷ luật mạnh mẽ.
Làm thế nào để xây dựng kỷ luật cho bản thân? Liệu tiền có phải mục đích cuối cùng của tự do tài chính hay không? Định nghĩa “tự do” của những người giàu thì có gì khác? Hãy cùng khám phá trong số lần này của The Money Date nhé!
Bài 3: Giác ngộ bản thân về tài chính
7 quy tắc quản lý tài chính cá nhân từ A-Z
Hiện tượng về tài chính toàn cầu, vĩ mô toàn cầu
- Chừng nào mà chị còn cảm thấy chị quản lý mình không tốt thì chị vẫn còn lý do để quản lý mình tốt hơn. 
- 2 đơn vị là thước đo cho bản thân mình: tiền và thời gian 
- kỷ luật với tiền bạc cũng giống như việc em kỷ luật với thời gian. => quản lý tài chính cá nhân nó cũng tương thích với quản lý thời gian. Cách bạn đối xử với thời gian của bạn, với chất xám của bạn có thể nói lên được cách bạn sẽ quản lý tiền bạc. Còn nếu như bạn vẫn bừa bộn với cách sắp xếp thời gian và bừa bộn với không gian của mình, thì bạn vẫn sẽ bừa bộn với tiền bạc. 
=> Nếu bây giờ bạn chưa kiếm ra tiền (vì đang là học sinh, sinh viên) thì hãy kỷ luật với thời gian đi, đó là thói quen!
- Kỷ luật - đặt ra một câu hỏi và lựa chọn của em nhất quán với câu hỏi đó (Mình cần nó hay mình chỉ muốn nó?, "Tôi đang mua cái áo, hay tôi đang mua một cảm giác?")
- Nuông chiều với bản thân và lạc quan thì khác với kỷ luật và lạc quan. Đó là khi bạn lạc quan ở thời điểm này và sau đó phải trả giá về tiền bạc, sức khoẻ, mối quan hệ, v.v. Ví dụ bạn thức khuya nhiều đêm (nuông chiều bản thân) vì nghĩ là nó không ảnh hưởng sức khoẻ của bạn (lạc quan), nhưng kết quả là sau một vài tháng bạn bị đau đầu, lo âu, v.v. (hậu quả). 
- Kỷ luật và lạc quan là khi bạn cân nhắc hậu quả/kết quả trước khi làm việc gì đó. Yếu tố lạc quan ở đây là khi bạn biết là nếu bạn làm việc đó thì bạn sẽ nhận được trái ngọt. Ví dụ bạn đọc sách (kỷ luật) vì nghĩ là nó sẽ giúp bạn phát triển tư duy (lạc quan) và bạn tư duy sắc bén hơn sau một vài tháng (kết quả). 
- Kỷ luật không phải để giàu, mà để bền. 
- Sức khoẻ tài chính gắn liền rất mật thiết với sức khoẻ thể chất và tinh thần. 
- Toxic dopamine: Khi mình mua cái gì đó thì mình vui. Mà vui liên tục sẽ trở thành nghiện và nó dẫn đến việc là mình kiếm tiền về là để mình tiêu. 
- Mình phải nhận ra cảm xúc nào khiến mình vui hiện tại, nhưng khổ về sau. 
- Tự do tài chính là một trạng thái, chứ không phải một đích đến. Em kỷ luật thì đó lúc em cảm thấy tự do. 
- Tự do tài chính =  Cân đối giữa mức thu và chi và không để những yếu tố khác, bên ngoài kiểm soát em, để em không cảm thấy là em phải có tiền để làm việc này, việc kia; là khi em ngắt được cái phụ thuộc vào tiền 
- Bạn nào thích chi tiền, thì khả năng kiếm tiền của bạn phải tốt. Nếu không tốt, thì không thể không kỷ luật được - trách nhiệm với bản thân của bạn. 
- Cái sướng ở đây không phải là 1 tỷ, mà ở việc bạn tạo ra 1 tỷ như thế nào. 
- Khi bạn đã thoát ra cái cảm xúc nghiện vào mua sắm, thì cảm xúc sướng của bạn sẽ nằm ở việc bạn tạo ra giá trị. 
- Đặt câu hỏi đúng!
- human capital + property capital => thời gian - làm sao để em kiếm được càng nhiều thời gian càng tốt
- Xác định được lý do thì em sẽ định hướng được mục tiêu và con đường em đi. 
- "để làm gì?" "for what?" 
- Đừng vì tự do tài chính mà tù đầy bản thân.

Nguồn Vietcetera


Hỗ trợ online