Công cụ tầm soát cổ phiếu

Thanh khoản là gì? Tìm hiểu thanh khoản trong chứng khoán là gì?

Thanh khoản là gì? Tìm hiểu thanh khoản trong chứng khoán là gì?

Thanh khoản là một thuật ngữ rất phổ biến trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, có tên gọi trong tiếng Anh là Liquidity. Thông thường thanh khoản được hiểu là khả năng mua bán qua lại của một tài sản hoặc một sản phẩm nào đó. Đây liệu đã phải là cách hiểu chính xác nhất chưa? Thanh khoản là gì? Thanh khoản chứng khoán là gì? Giá trị thanh khoản là gì? Và có những rủi ro thanh khoản như thế nào? Cách quản lý rủi ro thanh khoản của cổ phiếu ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên đồng thời chia sẻ những kiến thức hữu ích về tính thanh khoản của cổ phiếu. Mời bạn đọc hãy theo dõi đến phần cuối của bài viết để có thêm cho mình những kiến thức giá trị áp dụng trong đầu tư. 

ĐẶT SÁCH TẦM SOÁT CỔ PHIẾU SHOPEE

Thanh khoản là gì? 

Trước tiên chúng ta tìm hiểu về thanh khoản là gì trước nhé! 

Thanh khoản là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề liên quan đến lĩnh vực tài chính. Tên gọi tiếng Anh của thanh khoản là Liquidity, nghĩa là tính lỏng, hay khả năng lưu động của một tài sản hoặc sản phẩm bất kỳ mà có thể bán ra hoặc mua vào nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị thị trường của tài sản/sản phẩm đó. Hiểu một cách dễ dàng hơn, tính thanh khoản là chỉ khả năng chuyển đổi sang tiền mặt của một tài sản hoặc sản phẩm nào đó. 

Theo cách định nghĩa đó, có thể thấy tiền mặt chính là tài sản có tính thanh khoản cao nhất bởi giá trị của tiền mặt hầu như không bị thay đổi khi được dùng để mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ. 

Một số tài sản khác có tính thanh khoản thấp hơn so với tiền mặt có thể kể đến như: bất động sản, máy móc, chứng khoán,...do chúng cần có thời gian ngắn hoặc dài để chuyển đổi thành tiền mặt. 

Ý nghĩa của tính thanh khoản

Tính thanh khoản thể hiện độ an toàn cũng như sự linh hoạt (tính lưu động) của một tài sản hoặc thị trường nào đó, cụ thể:

  • Các tài sản hoặc sản phẩm ngắn hạn hoặc lưu động có giá trị ít bị thay đổi bởi biến động thị trường nên được cho là những tài sản có tính thanh khoản cao.

  • Trong thị trường càng hiệu quả và năng động thì tính thanh khoản càng cao. 

Thanh khoản trong chứng khoán là gì

Chứng khoán được cho là một loại tài sản có tính thanh khoản cao. Vậy thanh khoản trong chứng khoán là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Tính thanh khoản của cổ phiếu là khả năng chuyển đổi từ cổ phiếu sang tiền mặt và ngược lại. 

Trong các loại chứng khoán thì cổ phiếu là loại có tính thanh khoản cao đặc biệt là những cổ phiếu đã có sẵn trên thị trường và được mua đi bán lại một cách dễ dàng, ít bị biến động và giá cả tương đối, có khả năng phục hồi nguồn vốn ban đầu tốt. 

Tính thanh khoản của cổ phiếu càng cao thì càng giúp cho các nhà đầu tư và người mua chứng khoán dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết. Chính vì thế mà thị trường đầu tư cổ phiếu luôn rất hấp dẫn đối với giới đầu tư. Cổ phiếu có tính thanh khoản cao còn phản ánh một thị trường giao dịch năng động và phát triển. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản trong chứng khoán

Tính thanh khoản trong chứng khoán chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố chính, cụ thể:

  • Yếu tố những con số tài chính: Những con số tài chính sẽ phản ánh một cách đầy đủ và chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, một doanh nghiệp uy tín, lớn mạnh, hoạt động kinh doanh tốt và phát triển ổn định đồng nghĩa tính thanh khoản cao và ngược lại.

  • Yếu tố các quy định, chính sách của nhà nước: Là những yếu tố có tác động và ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó tính thanh khoản trong chứng khoán cũng bị chịu ảnh hưởng của những yếu tố này. 

  • Yếu tố các nhà đầu tư nước ngoài: Tại Việt Nam quy định nhà đầu tư nước ngoài bị giới hạn mua chỉ 49% cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh đã được niêm yết và 30% cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần đã được niêm yết. Việc này dẫn đến giới đầu tư nước ngoài phải lựa chọn những loại cổ phiếu thích hợp nhất vì không thể mua được hết những cổ phiếu họ mong muốn. Cơ hội để chứng khoán Việt Nam tiếp cận nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn cũng do đó mà bị hạn chế. 

  • Yếu tố tâm lý nhà đầu tư: cụ thể tác động của yếu tố này đến thanh khoản trong chứng khoán là khi thị trường có khởi sắc thì các nhà đầu tư chi tiền mua bán cổ phiếu nhiều hơn, ngược lại khi thị trường giảm điểm, các nhà đầu tư sẽ cẩn trọng, hoang mang và dè dặt hơn trong quyết định giao dịch của mình. 

Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán

Đi cùng với những lợi ích từ tính thanh khoản cao của chứng khoán thì cũng tiềm ẩn những rủi ro mà nhà đầu tư cần nắm rõ. Ở đây cụ thể rủi ro của thanh khoản chứng khoán chính là rủi ro chứng khoán có tính thanh khoản kém. 

Các nhà đầu tư và giới ngân hàng thông thường đều rất quan tâm đến tính thanh khoản của chứng khoán vì đây là yếu tố quan trọng quyết định việc có bán lại được cổ phiếu đó để thu hồi vốn hay không. Trường hợp cổ phiếu không thể bán được hoặc bán với giá thấp hơn, đồng nghĩa với việc chứng khoán này có tính thanh khoản kém, khả năng phục hồi thấp dẫn đến việc nhà đầu tư phải chịu tổn thất về tài chính. 

Và rủi ro thanh khoản lớn nhất trong chứng khoán là khi nhà đầu tư nắm giữ một số lượng cổ phiếu lớn nhưng không thể bán được và phải chịu khoản lỗ từng ngày. 

Cách quản lý rủi ro thanh khoản của cổ phiếu

Rủi ro thanh khoản của cổ phiếu có thể được quản lý nhằm hạn chế rủi ro bằng cách nào?

Trước tiên chúng ta tìm hiểu qua về nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của cổ phiếu.

Có thể thấy các sản phẩm trên thị trường như bất động sản, vàng, bảo hiểm,...đều có mối quan hệ thông lẫn nhau. Do đó khi thị trường biến động thì sẽ ảnh hưởng toàn diện đến thị trường chứng khoán. Đó chính là nguyên nhân gây nên rủi ro thanh khoản trong chứng khoán.

Cách quản lý rủi ro thanh khoản tối ưu nhất đó là các nhà đầu tư nên xem xét thật kỹ đến khả năng bán lại của chứng khoán mà mình lựa chọn. Nhờ đó nhà đầu tư sẽ bảo toàn được cho nguồn vốn đầu tư ban đầu. Cách này không chỉ giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro thanh khoản, phòng ngừa rủi ro không bán lại được mà còn không lo bị mất giá cổ phiếu khi bán. 

Tóm lại nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ để phân bổ nguồn vốn của mình sao cho phù hợp để hạn chế rủi ro thanh khoản của cổ phiếu. 

Công thức tính thanh khoản như thế nào?

Như vậy chúng ta đã hiểu được tính thanh khoản là gì? Thanh khoản chứng khoán là gì? Ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cách để tính giá trị thanh khoản là gì qua các công thức tính sau đây:

Tình hình thanh khoản của doanh nghiệp phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như khả năng thanh toán các nghĩa vụ của doanh nghiệp đó. Có 3 công thức tính thanh khoản bao gồm công thức tính thanh khoản dựa theo tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ số thanh khoản tức thời và tỷ số thanh khoản nhanh. 

  • Tỷ số thanh khoản hiện thời: là khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, hệ số thanh toán vốn lưu động,..của doanh nghiệp. 

Công thức tính thanh khoản:

Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1 có nghĩa khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp yếu và rất có nguy cơ phá sản. Và ngược lại nếu tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1 thì doanh nghiệp vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. 

  • Tỷ số thanh khoản tức thời: là khả năng thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. 

Công thức tính thanh khoản:

Tỷ số thanh khoản tức thời = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn

Ở đây vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản tiền đầu tư khác mà có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt trong thời hạn 3 tháng mà không xảy ra rủi ro lớn.

  • Tỷ số thanh khoản nhanh: là khả năng thanh toán mà không cần xử lý hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Công thức tính thanh khoản:

Tỷ số thanh khoản nhanh = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn = (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

Nếu tỷ số thanh khoản nhanh nhỏ hơn 0,5 thì có nghĩa doanh nghiệp có khả năng chi trả kém và tính thanh khoản thấp. Còn nếu tỷ số thanh khoản lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 thì có nghĩa doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt và tính thanh khoản cao.

Như vậy chỉ với những nội dung ngắn gọn và đúc kết thì chúng ta đã cùng tìm hiểu khá bao quát về thanh khoản là gì và tính thanh khoản của cổ phiếu. Chắc hẳn đây là những vấn đề mà các nhà đầu tư rất quan tâm để việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư cũng như quản trị rủi ro thanh khoản được tốt hơn. Hy vọng bài viết đã đem đến cho các nhà đầu tư những kiến thức hữu ích về tính thanh khoản là gì, thanh khoản chứng khoán là gì cũng như cách quản lý rủi ro thanh khoản của cổ phiếu. Chúc các nhà đầu tư giao dịch may mắn và thành công!

Theo takeprofit.vn


facebook-icon