Công cụ tầm soát cổ phiếu

Quản lý rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu (Bài viết đặc biệt)

Quản lý rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu (Bài viết đặc biệt)

Quản trị rủi ro là gì: Là bạn phải quản lý những tiềm ẩn cho từng khoản đầu tư cổ phiếu của bạn. Nhằm giảm thiểu hay loại bỏ khỏi danh mục của bạn. Nói một cách đơn giản là “FIND THE LOSS CUT THE LOSS”. Trong giao dịch và đầu tư, quản lý rủi ro được định nghĩa là quá trình tìm hiểu, xác định, điều chỉnh và quản lý tất cả các rủi ro tiềm ẩn mà tài khoản phải đối mặt để quy mô tổn thất được giảm thiểu ở mức tối đa

ĐẶT SÁCH TẦM SOÁT CỔ PHIẾU SHOPEE

Bài 8: Đầu tư cổ phiếu là Phức Tạp hay Đơn giản? Rủi ro bong bóng của một thị trường nóng sốt là gì?
Video 3: Quản Lý Rủi Ro Trong Đầu Tư Chứng Khoán - TruongMoney (P1) - 22/07/2021
Chia sẻ trên Telegram một ngày tháng 7 âm lịch – Tầm soát và rủi ro - TruongMoney

Quản lý rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu (Bài viết đặc biệt)

Quản lý rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu (Bài viết đặc biệt) - Ảnh 1

Quản lý rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu (Bài viết đặc biệt) - Ảnh 2

Quản lý rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu (Bài viết đặc biệt) - Ảnh 3

Quản lý rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu (Bài viết đặc biệt) - Ảnh 4

Quản lý rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu (Bài viết đặc biệt) - Ảnh 5

Quản lý rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu (Bài viết đặc biệt) - Ảnh 6

Quản lý rủi ro danh mục đầu tư cổ phiếu (Bài viết đặc biệt) - Ảnh 7

Note: Trong đầu tư cổ phiếu bạn buộc phải xem rủi ro là tối thượng, rủi ro là tiêu chí số một. Không có tiêu chí nào lớn hơn tiêu chí rủi ro

Tác hại của rủi ro: Một khi rủi ro xảy ra, đã tác động đến bạn thì có 2 thứ bạn mất mát rất lớn đó là:

(1)  Tài sản giảm theo thời gian, hoặc không sinh lợi

(2)  Mất đi chi phí cơ hội rất lớn, chính là thay vì tài sản đó tiếp tục tăng lên theo hàm lãi kép thì giờ đây bạn bị chôn chân một nơi, hoặc mất vốn

-        Tác hại của rủi ro bạn cũng có thể hiểu khi tài sản bạn giảm đi 30% giá trị thì bạn cần phải kiếm lãi (43% + chi phí cơ hội) sau đó mới hòa vốn. Bạn mất đi 50% giá trị cũng có nghĩa là bạn phải kiếm 100% ngay sau đó + chi phí cơ hội bạn mới hòa vốn. Cuối cùng là khi bạn mất đi 90% giá trị, thì bạn phải lãi gấp 9 lần sau đó mới hòa vốn (lãi 900% + Chi phí cơ hội)

-        Thành công trong đầu tư, bạn kiếm được nhiều tiền đó là một việc bình thường. Để giữ được tiền nguyên vẹn và gia tăng giá trị tiếp theo. Đó là một việc khó hơn rất nhiều. Thị trường CP là một thị trường rất rủi ro, nhiều cạm bẫy. Do vậy rủi ro chính là tối thượng

RỦI RO XẢY RA KHI NÀO?

Bất cứ thứ gì liên quan đến khoản đầu tư của bạn theo chiều hướng xấu đều là rủi ro, cả định tính lẫn định lượng. Vậy công việc của bạn là phải liệt kê ra các mối đe dọa để kiểm soát nó. Đồng thời xây dựng một kịch bạn rõ ràng chi tiết để ứng phó. Xảy ra (A) thì làm gì? Xảy ra (B) thì làm gì? Chỉ những NĐT làm được điều này thì mới lớn mạnh và thành công rực rỡ trong tương lai. Trong KD, trong TT CP luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro trọng yếu ảnh hưởng tiêu cực đến danh mục đầu tư của bạn

1. Những loại rủi ro phổ biến trong KD của DN

-        Rủi ro chiến lược – các quyết định liên quan đến mục tiêu kinh doanh của bạn

-        Rủi ro pháp luật – cần phải tuân thủ luật pháp, quy định, tiêu chuẩn và quy tắc hành nghề

-        Rủi ro tài chính – liên quan đến tài sản của DN, cấu trúc vốn, rủi ro LN, lương,…

-        Rủi ro hoạt động – các thủ tục hành chính và vận hành

-        Rủi ro thị trường/bên ngoài – các sự kiện mà doanh nghiệp có ít khả năng kiểm soát đối với các điều kiện kinh tế hoặc thời tiết bất lợi như vậy

-        Rủi ro thương hiệu – ảnh hưởng đến uy tín hoặc hình ảnh của doanh nghiệp

-        …Các rủi ro khác, bạn cần phải liệt kê ra

2. Những rủi ro của cổ phiếu

Việc tăng giá của cổ phiếu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tình hình kinh tế - chính trị, lạm phát, phát triển ngành nghề, khả năng hoạt động KD của DN bên cạnh các yếu tố mang tính kỹ thuật như cung cầu TT, tâm lý hay thị yếu của các NĐT. Vì vậy, NĐT sẽ phải phân tích một cách kỹ lưỡng rủi ro trước khi chọn mua một CP nào đó

Rủi ro kinh tế, xã hội

-        Dưới góc độ vĩ mô, tình hình kinh tế xã hội nói chung ảnh hưởng tới mọi mặt trong đời sống và chứng khoán cũng như cổ phiếu không nằm ngoài số đó. Đặc biệt, khi là một loại sản phẩm của thị trường tài chính, biến động của cổ phiếu sẽ phụ thuộc nhiều vào việc phát triển kinh tế, chính sách của Nhà nước. Việc ổn định được nền kinh tế mới giúp lượng cung tiền vào cổ phiếu được gia tăng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng về mặt giá trị

-        Ở chiều hướng xấu, nền kinh tế sa sút, tình hình xã hội bất ổn sẽ làm giảm triển vọng vào các cổ phiếu trên thị trường, cung tiền giảm, giá trị cổ phiếu theo đó sẽ xuống dốc

Rủi ro ngành

-        Mỗi cổ phiếu sẽ đại diện cho một doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ thuộc một ngành nghề kinh doanh khác nhau. Bất kỳ ngành nghề nào cũng có điểm mạnh và yếu, rủi ro ngành nghề luôn hiện hữu theo chu kỳ nền kinh tế thị trường

-        Trong một diễn biến tốt đẹp, các ngành được hưởng lợi từ chính sách kinh tế, nhu cầu của khách hàng sẽ tạo nên nền tảng tốt cho những cổ phiếu trong ngành. Nhưng theo chiều ngược lại, cổ phiếu có thể diễn biến xấu khi những thông tin bất lợi của ngành liên tiếp xảy ra

Rủi ro hoạt động doanh nghiệp

-        Mỗi doanh nghiệp tương ứng với mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp đó thường có xu hướng đi theo đà phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DN có mức tăng trưởng doanh thu, LN đều đặn, tình hình vay nợ, sử dụng vốn ổn định sẽ là tiền đề cho tăng trưởng của cổ phiếu. NĐT có thể hưởng lợi từ cổ tức được chia từ lợi nhuận giữ lại hàng năm

-        Tuy nhiên, DN làm ăn thua lỗ, nợ xấu với NH, sử dụng vốn thiếu hiệu quả sẽ làm giảm sức hút của CP. Bên cạnh đó, NĐT sẽ khó nhận được những ưu đãi như cổ tức đều đặn mỗi năm

Rủi ro thị trường: TTCK nói chung có sự tham gia của nhiều nhân tố bao gồm cơ quan quản lý (UBCK, sàn giao dịch), bên cung cấp dịch vụ (CTY chứng khoán), NĐT (NĐT cá nhân, NĐT tổ chức, NĐT nước ngoài). Vì vậy, mỗi tác động của từng nhân tố này đều có thể gây nên biến động TT CP

Yếu tố TT bao gồm nhiều rủi ro như rủi ro pháp lý, rủi ro thanh khoản, rủi ro về yếu tố tâm lý của NĐT. Mỗi hình thái rủi ro này đến từ những nhân tố xuất hiện trên TT. Nếu các cơ quan quản lý lỏng lẻo, xây dựng hệ thống luật chưa chặt chẽ sẽ làm cho những bên liên quan có cơ hội lợi dụng để làm giá CP, NĐT hoang mang, lượng tiền đổ vào chứng khoán giảm sút

Ở góc nhìn khác, các NĐT bao gồm những tổ chức lớn đều có dao động tâm lý trên TT. Nếu ở trạng thái hoang mang, lo sợ thì có thể sẽ tác động không tốt lên CP trên TT

Rủi ro thanh khoản

-        Tính thanh khoản của CK là khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang CK và ngược lại. Rủi ro thanh khoản là sự bất ổn của CK khi điều kiện giao dịch thay đổi

-        Nếu số lượng chứng khoán lớn, GD xảy ra với KL lớn có thể thấy thanh khoản ở mức cao, NĐT dễ dàng trao đổi CP. Nếu KLGD thấp, thậm chí có phiên không có GD xảy ra có thể thấy thanh khoản ở CP là thấp

Rủi ro lạm phát và rủi ro lãi suất

-        Rủi ro lãi suất gây ra bởi sự lên xuống của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự dao động trong mức sinh lời kỳ vọng của các chứng khoán

-        Giá chứng khoán luốn biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá trị thị trường của chứng khoán bị sụt giảm và ngược lại

-        Lạm phát sẽ khiến giá trị của đồng tiền thay đổi, gây dao động tới LN của NĐT trong tương lai

Rủi ro lỗi thời: rủi ro này có thể xảy ra ở nhiều ngành sản xuất khi các SP đã rơi vào tình trạng lỗi thời, không có giá trị đổi mới, không tăng trưởng LN của nhiều năm khiến DN trở nên hoạt động trì trệ, giá CP giảm sút

Rủi ro truyền thông: xảy ra khi DN phát hành CK phải đối mặt với sự kiện xấu, truyền thông xấu từ nhiều phía hoặc truyền thông sai sự thật gây ảnh hưởng xấu tới thương hiệu cũng như khiến giá CP giảm nhanh. Đây có thể coi là rủi ro của đầu tư CK có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với các DN

Rủi ro pháp lý: là điều mà hầu hết các NĐT đều có thể mắc phải khi ĐT CK và rủi ro nếu không nắm vững pháp luật CK, NĐTcó thể đối mặt với nguy cơ rủi ro cao. Thêm nữa, đối với các DN phát hành CK, những thay đổi của pháp luật, thắt chặt chính sách thuế, quy định vốn,… cũng có thể gây rủi ro cho các DN

Rủi ro biến động cổ đông: giá CP có thể ảnh hưởng tạm thời hoặc trong một khoản thời gian nhất định, do các NĐT lớn thoái vốn khỏi các cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ ra TT chung. Những giao dịch này rất dễ làm giá cổ phiếu đi xuống, nhất là trong thời kỳ TT trầm lắng

Rủi ro bản thân đối với một cổ phiếu: loại rủi ro này phần lớn do tâm lý của bạn ảnh hưởng trọng yếu đến niềm tin và dẫn đến chạy theo đám đông, hoặc định giá quá mức. Thời kỳ bão hòa của một CTY chuyển sang kết quả kinh doanh đi ngang hoặc xuống dốc, với tình yêu của bạn dành cho CP nào đó. Đó chính là rủi ro, giá CP sẽ đi xuống trong thời kỳ này, bạn cố nếu kéo lại bằng tình cảm rằng giá CP sẽ tăng lại trong tương lai. Đó là một rủi ro từ bản thân của bạn

Trên đây là phần hoàn toàn mang tính lý thuyết, dù muốn hay là không để hiểu rủi ro bạn bắt buộc phải đọc qua lý thuyết để cập nhật vào quá trình tư duy của mình. Bây giờ tôi sẽ viết về những rủi ro trên TTCK trong 20 năm qua

Nguồn : Facebook Truong Money

Video 6: TRÁNH CẠM BẪY RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 11/2021
Tại sao phải kiểm soát rủi ro đầu vào
Quản Trị Rủi Ro Bản Thân

facebook-icon