Công cụ tầm soát cổ phiếu

Giới thiệu một số nguồn lấy dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy

Giới thiệu một số nguồn lấy dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy

Trong các nghiên cứu định lượng sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, việc truy cập và có được một bộ số liệu đầy đủ và đáng tin cậy là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Vì vậy, ngoài việc tập trung vào cơ sở lý thuyết, người nghiên cứu cũng cần tìm hiểu các nguồn dữ liệu phù hợp liên quan đến đề tài của mình. Trong bài viết này, hãy cũng cộng đồng RCES điểm qua những nguồn dữ liệu này nhé.

ĐẶT SÁCH TẦM SOÁT CỔ PHIẾU SHOPEE

WorldBank

http://data.worldbank.org/

World Development Indicator

Truy cập nguồn dữ liệu tại đây

World bank Global Economic Monitor (GEM)

Truy cập tới nguồn dữ liệu tại đây

Là một phần trong website của work bank, WDI cung cấp số liệu về nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp, tăng trưởng và phát triển kinh tế không khí, môi trường, chính sách, biến đổi khí hậu… với một nguồn dữ liệu lớn qua các năm.

WB đã cho access miễn phí vào tất cả các database của họ. Số liệu của WB rất rộng trên nhiều lĩnh vực và họ bắt đầu có các chuỗi số liệu theo quí (trước đây chỉ có số liệu theo năm). Đây là nguồn dữ liệu cần thiết cho các bài nghiên cứu dùng số liệu thứ cấp để định lượng.

IMF Data and Statistics

IMF có một số database rất quan trọng về kinh tế vĩ mô. Những database quan trọng là WEO, IFS, DOTS, BOPS, GFS. Ngoài ra trong chuyên mục Vietnam and the IMF cũng có rất nhiều thông tin.

Chi tiết cách lấy dữ liệu từ IMF có tại đây

Google Public Data Explorer

http://www.google.com/publicdata/directory

Google Public Data Explorer được google tổng hợp từ các nguồn dữ liệu tin cậy và giúp cho các bộ dữ liệu lớn được công chúng quan tâm trở nên dễ dàng khám phá, hiển thị và truyền tải.

Các biểu đồ và bản đồ chuyển động theo thời gian, các thay đổi trên thế giới trở nên dễ hiểu hơn. Bạn có thể chuyển đổi giữa các chế độ xem khác nhau, thực hiện so sánh giữa các quốc gia và chia sẻ phát hiện của mình.

The Asia Regional Integration Center (ARIC)

http://aric.adb.org/

Một trong những nguồn tài liệu đồng nhất và đáng tin cậy của ADB về các chỉ số tài chính, thương mại của các nước châu Á.

Tổng cục Thống kê:

http://www.gso.gov.vn

Mục số liệu thống kê cung cấp thông tin thống kê hàng tháng, số liệu thống kê chủ yếu (sơ bộ, ước tính) và số liệu thống kê chính thức được chia theo nhóm các chỉ tiêu thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hầu hết các ngành và lĩnh vực.

Ngân hàng Nhà nước:

http://sbv.gov.vn

Ngoài những chỉ số chính sách tiền tệ căn bản như các loại lãi suất chính sách và tỷ giá bình quân liên ngân hàng (reference rate), mục “Thị trường tiền tệ” có các thống kê về VNBOR, hoạt động thị trường mở và đấu thầu trái phiếu chính phủ. Một địa chỉ nữa cho các bạn quan tâm đến tài chính, tiền tệ là Bảo hiểm Tiền gửi Việt nam, mặc dù hiện tại chưa có nhiều số liệu.

Bộ Tài chính:

http://www.mof.gov.vn

Mục “Ngân sách nhà nước” có thống kê về ngân sách, chi thu của VN, ngoài ra còn có thông tin về các dự án ODA và đặc biệt là Bản tin nợ nước ngoài rất hữu ích. Số liệu về ngân sách nhà nước cũng có thể tra cứu trên website của Chinh phủ.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:

http://www.molisa.gov.vn/

Mục Dữ liệu của bộ này có rất nhiều thông tin, chủ yếu kết quả của các cuộc khảo sát xã hội, rất có ích cho những bạn quan tâm đến labor market và các vấn đề xã hội. Đa số dữ liệu được cung câp dưới dạng bảng Excel khá tiện dụng.

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn:

https://www.mard.gov.vn/
Mặc dù một số trang trên website của bộ này bị lỗi và còn nhiều tài liệu không dùng Unicode, mục Thống kê – Dự báo có rất nhiều thông tin quan trọng.

Bộ Công Thương

https://moit.gov.vn/

Mục Thống kê của bộ này rất tốt, số liệu xuất nhập khẩu khá chi tiết (các bạn có thể update bảng số liệu REER/NEER mà tôi cung cấp trước đây bằng số liệu xuất nhập khẩu từ trang web này). Phần thông tin về vốn đầu tư cũng khá chi tiết.

Sở giao dịch chứng khoản Hà Nội (HNX)

http://hnx.vn/

Đây là nguồn dữ liệu phù hợp với những nghiên cứu về các chỉ số thị trường, cổ phiếu niêm yết, trái phiếu chính phủ… Đây là nguồn số liệu tốt và đầy đủ, tuy nhiên nhược điểm là không hỗ trợ download và một số dữ liệu chuyên biệt phải có tài khoản truy cập.

BIS

http://www.bis.org/statistics/index.htm?l=2

Mặc dù không có nhiều số liệu về Việt Nam, đây là địa chỉ quan trọng cho những bạn quan tâm đến số liệu ngân hàng và tài chính quốc tế.

FRED

http://research.stlouisfed.org/fred2/

Trong số các website của các ngân hàng trung ương, đây là database lớn nhất và uy tín nhất với gần như toàn bộ số liệu macro của Mỹ, có những chuỗi dài gần 100 năm. Database này cũng có số liệu của một số nước phát triển khác. Ngoài ra Fed còn có một số data tại địa chỉ này và hầu hết các chi nhánh Fed khác cũng cung cấp dữ liệu (NYKansasSan FranciscoChicagoCleveland).

UNDP

http://hdrstats.undp.org/en/tables/

UNCTADSTAT

Tổ chức này có một database quan trọng liên quan đến chỉ số Human Development Indicator được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế.

http://unctadstat.unctad.org/

Database của Unctad, một tổ chức thuộc UN tương tự như UNDP, chuyên về trade data. Số liệu ngoại thương ở database này (cho VN) tương đương như của Bộ Công thương và DOTS của IMF

Pen World Table:

http://pwt.econ.upenn.edu/php_site/pwt_index.php

Pen World Table là một nguồn số liệu về national account tính theo PPP cho gần như tất cả các nước. Đây là một database lâu đời và rất uy tín trong giới học thuật tuy nhiên số liệu update chậm hơn so với nguồn WB và IMF.

UNCTAD- Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc – United Nation Conference on Trade and Development

http://unctadstat.unctad.org/EN/

Trang web UNCTAD cung cấp nhiều thông tin, số liệu cập nhật về chỉ số thương mại, dân số, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Giới thiệu các chương trình hỗ trợ kỹ thuật phát triển về các lĩnh vực đầu tư, thương mại, kinh tế, luật…Đặc biệt, báo cáo hàng năm World Investment Report là tài liệu tổng hợp quan trọng, cung cấp nhiều thông tin quan trọng về đầu tư trên toàn thế giới.

ITC Trade Map

http://www.trademap.org/

ITC trademap cung cấp nguồn số liệu quan trọng trong lĩnh vực thương mại như: số liệu xuất khẩu, nhập khẩu theo giai đoạn thời gian, theo quốc gia, khu vực và các loại hàng hóa.

OECD

https://stats.oecd.org

Database này chủ yếu phục vụ cho các thành viên của OECD nhưng có rất nhiều chỉ số quốc tế (một số phải trả tiền).

Cơ sở dữ liệu thương mại – United Nations Commodity Trade Statistics Database

http://www.comtrade.un.org

Website cung cấp Số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc (UNSD). Riêng Asean, bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn thông qua địa chỉ http://aseanstats.asean.org/

Trung tâm Thương mại quốc tế (International Trade Center – ITC)

http://www.intrade.org

Cung cấp những thông tin, ấn phẩm trực tuyến liên quan đến thương mại và những báo cáo, nghiên cứu về thị trường, ngành hàng, những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh…

Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ (AAEi)

http://www.aaei.org

Cung cấp những thông tin thành viên và các thông tin liên quan đến tình hình xuất khẩu tại Mỹ.

Trung tâm thống kê Nhật Bản– Statistics Bureau and statistics Center

http://www.stat.go.jp/english/index.htm

Trang web cung cấp thông tin thống kê về thương mại, đầu tư, kinh tế… của Nhật Bản

Viện Tài nguyên Thế giới (WRI)

http://www.wri.org/

Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) là một tổ chức nghiên cứu toàn cầu kéo dài hơn 50 quốc gia, với các văn phòng ở Brazil, Trung Quốc, Châu Âu, Ấn Độ, Indonesia, và Hoa Kỳ…

Website của WDI cung cấp những biểu đồ sẵn có về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, biến đổi khí hậu… nhằm mục đích nghiên cứu để bảo vệ nguồn tài nguyên thế giới

Vietdata

http://www.vietdata.vn/

Vietdata® là kênh thông tin trực tuyến về kinh tế, tài chính, bất động sản, vừa phục vụ hoạt động đầu tư của cá nhân và doanh nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của các nhà phân tích, giảng viên và học sinh, sinh viên. Số liệu do Vietdata® tổng hợp và phân tích đảm bảo độ chính xác, tin cậy do các nguồn chính thống của Chính phủ Việt Nam và các tổ chức trong và ngoài nước cung cấp.

Ngoài ra, để phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, Vietdata® đã xây dựng hệ thống báo cáo phong phú, đa dạng gồm các báo cáo nghiên cứu về kinh tế Việt Nam, báo cáo về các ngành nghề, nghiên cứu thị trường, báo cáo phân tích doanh nghiệp, cũng như tập hợp các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, với tham vọng kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Vietdata® còn cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin doanh nghiệp với hơn 100.000 doanh nghiệp, 1600 ngành nghề và hơn 300 Khu công nghiệp đang hoạt động trên cả nước.

Datahub

https://datahub.io/

Datahub cung cấp truy cập miễn phí với nhiều tính năng cốt lõi của CKAN, cho phép bạn tìm kiếm dữ liệu, đăng ký các tập dữ liệu được xuất bản, tạo và quản lý các nhóm tập hợp dữ liệu.

Dữ liệu của Datahub bao gồm hơn 10.000 tập dữ liệu của nhiều tổ chức, trong nhiều lĩnh vực với nhiều định dạng khác nhau.

Quandl

https://www.quandl.com

https://www.quandl.com/collections/vietnam

Quandl lưu trữ dữ liệu từ hàng trăm nhà xuất bản trên một trang web duy nhất và dễ sử dụng. Quandl giúp các nhà phân tích dữ liệu tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, bằng cách cung cấp dữ liệu tài chính và kinh tế trong các định dạng mà người dùng muốn.

Quandl cung cấp một số lượng lớn các dữ liệu về kinh tế, tài chính từ nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với việc tổ chức dữ liệu trực quan và dễ dàng truy cập.

Zanran

http://www.zanran.com/q/

http://www.zanran.com/q/vietnam

Zanran giúp bạn tìm thấy dữ liệu ‘bán cấu trúc’ trên web. Đây là dữ liệu số mà mọi người đã trình bày như đồ thị và bảng biểu và biểu đồ. Ví dụ, dữ liệu có thể là một đồ thị trong một báo cáo PDF, hoặc một bảng trong một bảng tính Excel, hoặc một barchart hiển thị như là một hình ảnh trong một trang HTML. Zanran có một số lượng rất lớn các dữ liệu. Hiểu đơn giản, Zanran là một “google” cho dữ liệu.

Knoema

http://knoema.com

http://knoema.com/search?query=vietnam

Knoema có thể phát hiện ra, chiết xuất, và chuẩn hóa dữ liệu để làm cho nó có thể sử dụng thông qua các nền tảng dữ liệu mở. Knoema của công cụ tìm kiếm thông minh để phát hiện dữ liệu trên toàn thế giới.

Knoema giúp khám phá mối quan hệ giữa các bộ dữ liệu với công cụ trực quan và hiệu quả, giúp cho người nghiên cứu có thể kể những câu chuyện với dữ liệu của mình. Knoema có một số lượng lớn dữ liệu với hơn 690 triệu chuỗi thời gian, hơn 1000 chủ đề và nguồn dữ liệu do Knoema tìm kiếm và người dùng đóng góp. Đặc biệt Knoema cũng có rất nhiều dữ liệu về Việt Nam.

Economy Watch

http://www.economywatch.com/economic-statistics/

http://www.economywatch.com/economic-statistics/country/Vietnam/

Mục tiêu của Economy Watch là cung cấp dữ liệu, phân tích và đưa ra các công cụ người dùng cần để thực sự hiểu dòng chảy của tiền. Kể từ khi khởi đầu, Economy Watch đã trở thành một nguồn tham khảo đáng tin cậy, được trích dẫn nhiều tổ chức uy tín như Ngân hàng Thế giới, Mạng Kinh tế của các viện nghiên cứu ở Anh, Huffington Post.

Tại EconomyWatch.com, bạn sẽ tìm thấy một kết hợp đầy đủ các thông tin, phân tích, tài liệu tham khảo, bài viết, dữ liệu, biểu đồ và các công cụ. Những tài nguyên được cung cấp bởi Economy Watch, các thành viên tự do, và các thành viên của cộng đồng mở rộng của Economy Watch.

Tài liệu tham khảo:

[1] Lê Hồng Giang (2012), Economic data

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)

 


facebook-icon