Công cụ tầm soát cổ phiếu

Chứng khoán cơ sở là gì? Những điều cần biết về chứng khoán cơ sở

Chứng khoán cơ sở là gì? Những điều cần biết về chứng khoán cơ sở

Chứng khoán cơ sở là một loại hình chứng khoán phổ biến mà bất cứ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng cần phải biết. Tuy nhiên để hiểu thật sâu về loại hình chứng khoán này cũng như cách để đầu tư chứng khoán cơ sở hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Nhiều nhà đầu tư hiện nay vẫn còn phân vân lựa chọn giữa đầu tư chứng khoán cơ sở và đầu tư chứng khoán phái sinh. Bài viết ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng khoán cơ sở là gì, thị trường chứng khoán cơ sở là gì và chứng khoán cơ sở và phái sinh khác nhau như thế nào, nhà đầu tư nên lựa chọn đầu tư loại chứng khoán nào? Hy vọng sẽ là những kiến thức giá trị và bổ ích cho các nhà đầu tư.

ĐẶT SÁCH TẦM SOÁT CỔ PHIẾU SHOPEE

Chứng khoán cơ sở là gì?

Để tìm hiểu về chứng khoán cơ sở chúng ta hãy cùng tìm hiểu lần lượt từ khái niệm chứng khoán cơ sở là gì, và chứng khoán cơ sở tiếng anh là gì để nắm rõ hơn khái niệm này.

Chứng khoán cơ sở trong Tiếng Anh được gọi là Underlying Security. 

Về khái niệm chứng khoán cơ sở, thì chứng khoán cơ sở được hiểu là loại chứng khoán có mục đích sử dụng là để làm tài sản cơ sở của chứng quyền và là cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Chứng khoán cơ sở phải đáp ứng điều kiện là thuộc chỉ số VN30 hay HNX30 đồng thời đáp ứng đủ những tiêu chí về giá trị vốn hóa trên thị trường, tính thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, chứng chỉ quỹ ETF niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành và các tiêu chí khác theo quy định của Ủy ban chứng khoán Việt Nam. 

Chứng quyền phải đảm bảo là chứng khoán hoặc tài sản đảm bảo được doanh nghiệp chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được mua (chứng quyền mua) hoặc được bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo mức giá đã được xác định trước trong một thời điểm được xác định trước đó hoặc người sở hữu sẽ được nhận một khoản tiền chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện và giá trị thực tế. 

Đặc điểm của chứng khoán cơ sở

Sau khi nắm được khái niệm chứng khoán cơ sở là gì, hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của chứng khoán cơ sở để có thêm góc nhìn về loại chứng khoán này. 

Chứng khoán cơ sở có một số đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở là loại hình tổ chức hành chính.

  • Thị trường giao dịch chứng khoán cơ sở là thị trường cơ sở, nhà đầu tư dùng tài khoản hiện tại để giao dịch trên thị trường.

  • Tổ chức phát hành sẽ quy định về điều khoản sản phẩm, với từng sản phẩm phát hành sẽ có những điều khoản khác nhau.

  • Số lượng chứng khoán được phát hành sẽ được quy định trong thời gian cụ thể.

  • Chứng khoán cơ sở không cần ký quỹ.

  • Không thể bán chứng khoán cơ sở khi chưa sở hữu.

  • Người mua được quyền thực hiện giao dịch chứ không bị bắt buộc.

  • Chứng khoán cơ sở sau quá trình giao dịch sẽ đến quá trình chuyển giao giữa tổ chức tài chính và nhà đầu tư.

  • Không có trung tâm bù trừ, rủi ro khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán.

  • Về rủi ro lợi nhuận: người mua có thể lỗ tối đa bằng phí mua trong khi đó người bán có thể lỗ không giới hạn.

Thông qua những đặc trưng trên chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về chứng khoán cơ sở là gì. Tiếp theo chúng ta sẽ đến với khái niệm thị trường chứng khoán cơ sở là gì.

Thị trường chứng khoán cơ sở

Thị trường chứng khoán cơ sở là nơi mà các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán cơ sở được diễn ra. Từ các giao dịch mua bán trao đổi này mà dẫn đến thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán cơ sở. 

Khác với thị trường mua bán các loại hàng hóa thông thường, thị trường chứng khoán cơ sở sở hữu loại hàng hóa đặc biệt hơn đó là chứng khoán cơ sở. Không chỉ có giá trị riêng cũng như có giá trị sử dụng mà chứng khoán cơ sở còn có nhiều ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế. Giá của chứng khoán cơ sở phản ánh những thông tin về chi phí vốn cũng như giá cả của nguồn vốn đầu tư. 

Do đó, có thể coi thị trường chứng khoán cơ sở là một hình thái phát triển bậc cao hơn của nền kinh tế sản xuất và lưu thông các loại hàng hóa. 

Đầu tư chứng khoán cơ sở

Để đầu tư chứng khoán cơ sở hiệu quả, nhà đầu tư trước tiên cần nắm vững kiến thức cơ bản về đầu tư chứng khoán, hiểu được các khó khăn trong đầu tư từ đó nâng cao kiến thức đầu tư kết hợp sử dụng hỗ trợ tư vấn. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chứng khoán cơ sở cho nhà đầu tư mới:

Tài khoản chứng khoán cơ sở là gì

Việc đầu tiên bạn cần làm để đầu tư chứng khoán cơ sở đó là hiểu tài khoản chứng khoán cơ sở là gì và mở tài khoản chứng khoán cơ sở để có thể bắt đầu giao dịch. 

Tài khoản chứng khoán cơ sở là nơi tiền và cổ phiếu của bạn sẽ được lưu giữ. Để mở tài khoản chứng khoán cơ sở bạn hãy liên hệ với công ty chứng khoán sau đó cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin cần thiết để được hỗ trợ mở tài khoản nhanh chóng. 

Một số lưu ý khi mở tài khoản chứng khoán cơ sở đó là:

  • Nhà đầu tư phải khai báo tất cả các tài khoản đã mở trước đó ở các công ty chứng khoán khác (nếu có) cho công ty chứng khoán mới mà nhà đầu tư đăng ký.

  • Nhà đầu tư cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân bản gốc để nhân viên hỗ trợ mở tài khoản có thể đối chiếu. 

  • Nhà đầu tư có thể mở nhiều tài khoản chứng khoán cơ sở tại các công ty chứng khoán khác nhau. Nhưng tại một công ty chứng khoán thì nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản chứng khoán cơ sở duy nhất.

  • Các nhà đầu tư nước ngoài trước khi mở tài khoản chứng khoán cơ sở phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật.

  • Các mã tài khoản đã bị đóng trừ khi đã bị đóng sau 10 năm nếu không sẽ không được sử dụng lại để mở tài khoản chứng khoán cơ sở mới.

  • Việc mở tài khoản chứng khoán cơ sở của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và doanh nghiệp bảo hiểm phải được thực hiện theo các nguyên tắc được quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 203/2015/TT-BTC ký vào ngày 21/12/2015 (Thông tư Hướng dẫn về việc giao dịch trên thị trường chứng khoán).

Giao dịch chứng khoán cơ sở

Sau khi mở tài khoản chứng khoán cơ sở và nộp tiền vào tài khoản thì bạn đã có thể bắt đầu giao dịch chứng khoán cơ sở. Vậy giao dịch chứng khoán cơ sở là gì và cách chơi chứng khoán cơ sở như thế nào cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:

  • Giao dịch chứng khoán cơ sở là gì?

Giao dịch chứng khoán cơ sở là việc mua bán, trao đổi chứng khoán cơ sở được diễn ra trên thị trường chứng khoán giữa các chủ thể trên thị trường. 

Giao dịch chứng khoán cơ sở có thể được thực hiện trên các thị trường có tổ chức như: trung tâm giao dịch chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán hoặc trên thị trường phi tổ chức.

  • Hướng dẫn giao dịch chứng khoán cơ sở 

Hiện nay để mua bán chứng khoán cơ sở trên thị trường có 2 cách đặt lệnh phổ biến sau đây:

  • Nhà đầu tư tự thao tác đặt lệnh trên phần mềm giao dịch chứng khoán

  • Nhà đầu tư thông qua môi giới để đặt lệnh mua bán

Có tài khoản chứng khoán cơ sở là đủ điều kiện để nhà đầu tư mới có thể đặt lệnh mua bán tất cả các mã chứng khoán bạn muốn sở hữu bất kể tài khoản chứng khoán cơ sở của bạn được tạo tại công ty nào. 

Sau đây là cách tính lãi lỗ trong chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư sử dụng công thức:

Lãi/Lỗ = giá bán chứng khoán - giá mua chứng khoán - (các khoản thuế + phí giao dịch)

  • Phí giao dịch chứng khoán cơ sở

Phí giao dịch chứng khoán cơ sở là khoản phí nhà đầu tư phải chi cho công ty chứng khoán sau mỗi giao dịch thực hiện thành công. Hiện nay không có hình thức miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở mà bất cứ nhà đầu tư nào tham gia thị trường cũng cần chịu khoản phí nhất định.

  • Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở:

Phí giao dịch chứng khoán cơ sở được xác định bằng phần trăm trên tổng giá trị giao dịch trong ngày của nhà đầu tư. Mức phần trăm cụ thể không quá 0,5% giá trị giao dịch và sẽ do quy định của công ty chứng khoán đồng thời có thể được điều chỉnh tùy vào mức giá trị giao dịch cũng như vị thế của nhà đầu tư.

Ngoài ra, các công ty chứng khoán hiện nay đa phần đều quy định 2 mức phí giao dịch đó là: phí giao dịch cho khách hàng tự giao dịch và phí giao dịch cho khách hàng có môi giới hỗ trợ.

Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

Để phân biệt được chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh được hiểu là một hợp đồng tài chính được thiết lập giữa hai bên tham gia về một giao dịch mà một thời điểm nào đó trong tương lai sẽ thực hiện. Giao dịch được thực hiện trong hợp đồng thường liên quan đến việc mua bán một tài sản chính là tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh. Theo sự biến động của giá tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh mà giá trị của chứng khoán phái sinh cũng thay đổi theo, trong quá trình thực hiện hợp đồng. 

Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh được phân biệt với nhau bởi các yếu tố sau đây:

  • Về thời gian giao dịch: Chứng khoán cơ sở giao dịch từ 9:00-11:30 và 13:00-15:00 hàng ngày còn chứng khoán phái sinh giao dịch từ 8:45-11:30 và 13:00-14:45 hàng ngày.

  • Về thị trường giao dịch: Chứng khoán cơ sở giao dịch trong thị trường giao ngay, mang tính tức thời và không được quyền lựa chọn hay thay đổi. Còn chứng khoán phái sinh giao dịch tại thị trường phái sinh, giao tương lai, với các ưu điểm hỗ trợ cho tính thanh khoản của thị trường cơ sở. Nhà đầu tư trên thị trường phái sinh được quyền tận dụng lợi thế đòn bẩy để giao dịch và bù trừ nhanh chóng, dễ dàng và không bị giới hạn việc nắm giữ. Đồng thời, nhà đầu tư cũng có thể liên tục phán đoán xu thế thị trường. 

  • Về số lượng phát hành hoặc niêm yết và bán khống chứng khoán: Chứng khoán cơ sở kiểm soát chặt chẽ về số lượng và bị phụ thuộc bởi tổ chức phát hành và khống chế thị trường giao dịch. Bởi vậy một số thị trường không được phép giao dịch chứng khoán cơ sở. Khả năng bán khống chứng khoán cũng chưa được thực hiện trên thị trường chứng khoán cơ sở. Ngược lại, chứng khoán phái sinh cho phép phát hành và niêm yết thoải mái, không giới hạn số lượng chứng khoán. Chứng khoán phái sinh có khả năng bán khống chứng khoán dưới hình thức tham gia vị thế bán. Về giới hạn vị thế của chứng khoán phái sinh, bạn cần nhớ đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp là 20.000 vị thế/ tài khoản, nhà đầu tư tổ chức là 10.000 vị thế còn nhà đầu tư cá nhân là 5.000 vị thế. 

  • Về số tiền cần để giao dịch: Số tiền cần để giao dịch chứng khoán cơ sở là bằng tổng giá trị chứng khoán muốn mua. Còn đối với chứng khoán phái sinh, số tiền này chỉ là một phần giá trị chứng khoán muốn mua nhờ lợi thế đòn bẩy. Về cơ bản, khi giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra một khoản tiền nhỏ (ký quỹ) so với giá trị hợp đồng. Hiện nay quy chế ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái sinh là 20% bằng cổ phiếu và 80% bằng tiền mặt nhưng trước mắt tỷ lệ ký quỹ áp dụng là 100% tiền mặt để bảo đảm tính an toàn. 

  • Về thời điểm thanh toán và chuyển giao: Thời điểm thanh toán của chứng khoán cơ sở là ngay sau giao dịch, còn chứng khoán phái sinh là trong tương lai. Tháng đáo hạn trong thị trường chứng khoán phái sinh là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối hai quý tiếp theo. 

Qua so sánh có thể thấy, chứng khoán phái sinh so với chứng khoán cơ sở có những yếu tố vượt trội hơn mặc dù là loại chứng khoán xuất hiện sau. Tuy nhiên, không có điều gì hoàn toàn chắc chắn trong thị trường chứng khoán bởi tương lai là khó xác định. Do đó, việc hoạch định chiến lược thật cẩn thận đồng thời nhanh nhạy nắm bắt thời cơ sẽ giúp nhà đầu tư có những thành công trên thị trường. 

Như vậy qua bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp một cách đầy đủ và chính xác nhất các kiến thức căn bản và cần thiết về chứng khoán cơ sở và cách đầu tư chứng khoán cơ sở cho người mới. Việc nắm rõ và hiểu sâu sắc về chứng khoán cơ sở là gì, thị trường chứng khoán cơ sở là gì, cách giao dịch chứng khoán cơ sở và đặc biệt phân biệt được chứng khoán cơ sở và phái sinh sẽ là cơ sở để nhà đầu tư có quyết định lựa chọn đầu tư đúng đắn nhất. Chúc các nhà đầu tư có những giao dịch đầu tư chứng khoán thành công!

Theo takeprofit.vn


facebook-icon