Công cụ tầm soát cổ phiếu

17 chỉ số tài chính thị trường cần biết

17 chỉ số tài chính thị trường cần biết

Chỉ số thị trường tài chính là một công cụ đo lường để theo dõi hoạt động của một nhóm tài sản theo cách chuẩn hóa vì chỉ số phản ánh thị trường chứng khoán, lĩnh vực, phân khúc địa lý cụ thể hoặc bất kỳ khu vực nào khác trên thị trường. Các tiêu chuẩn này đang được phát triển một cách minh bạch và các phương pháp được xây dựng rõ ràng.

ĐẶT SÁCH TẦM SOÁT CỔ PHIẾU SHOPEE

Video 33. Livestream đặc biệt "Chiến tranh & tác động lên thị trường tài chính"
13 chỉ số tài chính kinh tế vĩ mô cần biết
28 chỉ số tài chính doanh nghiệp cần biết

1. VN Index

a. Ý nghĩa:

Chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá tại SGDCK TP.HCM. VNIndex so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000.

Giá trị thị trường = Giá thị trường x Số lượng cổ phiếu niêm yết

b. Định nghĩa/Cách xác định:

Chỉ số VN Index = (Giá trị thị trường hiện hành/Giá trị thị trường cơ sở) x 100.

(Tần suất tính: 1 phút/lần)

Nguồn: QĐ-04/2012/SGDHCM

2. VN30 Index

a. Ý nghĩa:

Chỉ số được tính gồm 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE, có vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất, chiếm khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

(1) Giá để tính chỉ số: Giá khớp gần nhất tại thời điểm tính hoặc giá đóng cửa gần nhất khi tính chỉ số cuối ngày/khi không có giá khớp/khi có xảy ra sự kiện DN.

(2) KLCPĐLH: bao gồm cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng và cổ phiếu tự do lưu hành (không tính cổ phiếu quỹ)

(3) Tỷ lệ Free-Float: = (KLCPĐLH - KLCP không tự do chuyển nhượng)/ KLCPĐLH

(4) Giới hạn tỷ trọng cấu phần: để tránh tình trạng một vài cổ phiếu chiếm tỷ trọng quá lớn gây ảnh hưởng đến chỉ số. Các cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa không vượt quá 10%. Giới hạn tỷ trọng vốn hóa = (Tổng vốn hóa thị trường đã điều chỉnh free-float của tất cả 30 CP x tỷ trọng vốn hóa cổ phiếu i sau điều chỉnh giới hạn tỷ trọng) / giá trị vốn hóa đã điều chỉnh free-float của cổ phiếu i.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

VN30 Index = Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại / Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở = CMV/BMV.

Trong đó:

CMV = Tổng (Giá cổ phiếu i x KLĐLH cổ phiếu i x tỷ lệ free-float cổ phiếu i x giới hạn tỷ trọng cổ phiếu i trong rổ chỉ số

BMV: hệ số chia, được điều chỉnh nhằm loại trừ những thay đổi về khối lượng và giá cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số. Nguyên tắc điều chỉnh số chia là làm cho chỉ số trước và sau khi có biến động là bằng nhau.

Tần suất tính toán: 1 phút/lần; Điều chỉnh theo định kỳ: 6 tháng/lần; không theo định kỳ: khi xảy ra sự cố với cổ phiếu: hủy niêm yết, bị kiểm soát, phá sản, sáp nhập,… Giá tham chiếu trên HSX ngày hôm sau là giá khớp lệnh trong phiên đóng của (ATC) của ngày hôm trước.

Nguồn: QĐ-04/2012/SGDHCM

3. HNX Index

a. Ý nghĩa:

Tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên sàn HN. Phương pháp tính bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

HNX Index = (tổng giá trị thị trường hiện tại)/ (tổng giá trị thị trường gốc) x 100;

Trong đó:

Giá trị thị trường = Giá thị trường của cổ phiếu x số lượng cổ phiếu niêm yết

Giá tham chiếu trên HNX ngày hôm sau là bình quân gia quyền các mức giá thực hiện của các giá giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục trong 15 phút cuối phiên hôm trước.

Nguồn: www.hnx.vn

4. HNX30 Index

a. Ý nghĩa:

Là chỉ số giá dựa trên giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của 30 công ty được lựa chọn từ danh sách các công ty niêm yết trên SGDCK Hà Nội dựa trên tiêu chí lựa chọn nhất định.

Tiêu chí lựa chọn cổ phiếu vào rổ:

(1) Chọn 100 mã có giá trị giao dịch bình quân phiên trong 12 tháng gần nhất tính từ ngày cơ sở trở về trước là lớn nhất.(TOP100GTGD)

(2) Chọn 70 mã trong TOP100GTGD có mức vốn hóa thị trường sau khi điều chỉnh tỷ lệ free-float bình quân trong 12 tháng gần nhất lớn nhất (TOP70)

(3) Trong TOP70, tính KLGD trung vị ngày trong 12 tháng gần nhất => chọn các mã có 6/12 tháng có tỷ lệ KLGD trung vị >= 0,02%

(4) Loại các CK theo yêu cầu của Hội đồng chỉ số (nếu có) (5) Chọn 30 mã có mức vốn hóa thị trường sau khi điều chỉnh tỷ lệ free-float lớn nhất, đảm bảo số chứng khoán mỗi ngành không vượt quá 20% số lượng chứng khoán trong rổ, các mã còn lại nằm trong danh sách chờ.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

HNX30 Index = (MV x Điểm cơ sở) / Hệ số chia

Trong đó:

MV = giá trị thị trường tại thời điểm hiện tại = Tổng giá giao dịch gần nhất x khối lượng cổ phiếu lưu hành đã điều chỉnh tỷ lệ free-float

Hệ số chia = giá trị thị trường của ngày cơ sở

Xem xét định kì: 6 tháng/lần (Ngày giao dịch cuối cùng của tháng 3 & Ngày giao dịch cuối cùng của tháng 9)

Nguồn: www.hnx.vn

5. Upcom Index

a. Ý nghĩa:

Chỉ số thể hiện sự biến động giá của toàn bố các cổ phiếu trên thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

UPCOM Index = Tổng giá trị thị trường hiện tại / Tổng giá trị thị trường gốc) x 100

Trong đó:

Giá trị thị trường = Giá thị trường của cổ phiếu x số lượng cổ phiếu niêm yết

Giá tham chiếu được tính bằng bình quân gia quyền của các giá giao dịch của ngày có giao dịch gần nhất. Chỉ số cuối ngày được tính bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch đó

6. Chỉ số biến động chênh lệch trung bình động trượt (MACD)

a. Ý nghĩa:

- Khi đường MACD ở trên mức 0: nghĩa là mức giá bình quân 12 ngày cao hơn mức giá bình quân 26 ngày. Đây là dấu hiệu thị trường tăng giá do những kỳ vọng hiện tại tích cực hơn trong quá khứ.

- Khi đường MACD ở dưới mức 0: mức giá bình quân 12 ngày thấp hơn mức giá bình quân 26 ngày. Hàm ý thị trường có xu hướng giảm.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

MACD: được tính bằng cách lấy mức giá trung bình 12 ngày trừ đi mức giá bình quân 26 ngày

Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” - Tác giả: Steven Achelis

7. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

a. Ý nghĩa:

- Tín hiệu mua: Chỉ số RSI ≤ 30 hay đường RSI nằm ở vùng Oversold và chuẩn bị đi lên

- Tín hiệu bán: Chỉ số RSI ≥ 70 hay đường RSI nằm ở vùng Overbought và chuẩn bị đi xuống

b. Định nghĩa/Cách xác định:

Trong đó:

U: Bình quân sự thay đổi giá lên

D: Bình quân sự thay đổi giá xuống

Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” - Tác giả: Steven Achelis

8. Chỉ số dòng tiền (MFI)

a. Ý nghĩa:

- Nếu đường MFI ở trên mức 80 nghĩa là thị trường đang nằm trong tình trạng mua quá nhiều và giá tăng cao. Giá sẽ điều chỉnh trở lại khi MFI đi xuống dưới mức 80. Cho ta tín hiệu bán.

- Nếu đường MFI ở dưới mức 20 nghĩa là thị trường đang nằm trong tình trạng bán quá nhiều và giá giảm quá thấp. Giá sẽ điều chỉnh trở lại khi MFI vượt lên trên mức 20. Cho ta tín hiệu mua.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

Về cách tính: MFI liên quan chặt chẽ với RSI nhưng RSI liên quan đế với giá hàng hóa, còn MFI liên quan đến khối lượng.

Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” - Tác giả: Steven Achelis

9. Đường trung bình động (MA)

a. Ý nghĩa:

- Đường giá cắt đường MA từ dưới lên nghĩa là giá tăng trong ngắn hạn/trung hay dài hạn tương ứng với đường MA bị cắt là ngắn/trung hay dài hạn. Khi đường giá cắt đường MA từ trên xuống nghĩa là giá có xu hướng giảm.

- Khi MA ngắn hạn cắt MA dài hạn cho thấy giá trong ngắn hạn có xu hướng tăng so với giá dài hạn.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

MA 10 ngày, 40 ngày và 200 ngày cho biết diễn biến của mức giá trung bình của chứng khoán mà ta đang phân tích trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” - Tác giả: Steven Achelis

10. Chỉ báo dòng tiền Chaikin (CMF)

a. Ý nghĩa:

Nếu đường CMF đi lên thì dòng tiền đổ vào chứng khoán nhiều hơn và ngược lại.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

CMF được tính bằng cách lấy tổng lượng cổ phiếu giao dịch trong 21 phiên chia cho tổng các giá trị của đường Tích lũy/Phân phối trong 21 phiên đó

Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” - Tác giả: Steven Achelis

11. Kênh xu hướng (Trend Channels)

a. Ý nghĩa:

Khi đường giá từ dưới vượt qua kênh xu hướng và nó bẻ gãy kênh xu hướng tạo ra điểm thoát (breakout) và lúc đó kênh xu hướng sẽ trở thành đường hỗ trợ hay kháng cự.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

Kênh xu hướng bắt đầu từ đường xu hướng cơ bản và 1 đường song song tạo ra phần bên trong chứa đường giá.

Trong trường hợp kênh xu hướng tăng, thì được vẽ bởi 1 đường xuyên qua các đỉnh và 1 đường song song sao cho phần bên trong ôm hết đường giá.

Trong trường hợp kênh xu hướng giảm được vẽ bởi 1 đường xu hướng nối các đáy và 1 đường song song sao cho phần bên trong ôm hết đa số đường giá

Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” - Tác giả: Steven Achelis

12. Đường xu hướng (Trendline)

a. Ý nghĩa:

- Đường xu hướng tăng cho biết thị trường sẽ tiếp tục với xu hướng đó cho đến khi xu hướng đó bị gãy (broken). Trong xu hướng tăng giá, cái cơ hội mua xảy ra khi đường giá nằm trên đường xu hướng này. Đường xu hướng tăng giá nhằm giúp đỡ nhà đầu tư kiểm tra lại tín hiệu mua của thị trường bằng cách: đường giá di chuyển gần sát hay phía dưới đường xu hướng tăng và sau đó nó hồi phục và chuyển động theo hướng lên trên đường xu hướng tăng.

- Ngược lại nếu đường xu hướng tăng bị gãy thì nó sẽ cho tín hiệu bán khi đường giá cắt qua đường xu hướng hướng tăng và có hướng đi xuống.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

Đây là công cụ cơ bản nhất của phương pháp phân tích bằng đồ thị.

- Sử dụng giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất hay đóng cửa để vẽ đường xu hướng. Thời gian sử dụng xét theo ngày, tuần, tháng rồi đến năm

- Đường giá chuyển động đi lên thì nối các điểm thấp nhất để có đường xu hướng.

- Đường giá chuyển động đi xuống thì nối các điểm cao nhất để có đường xu hướng.

Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” - Tác giả: Steven Achelis

13. Chỉ báo dải Bollinger

a. Ý nghĩa:

Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn

Tín hiệu mua: nhà đầu tư mua hoặc mua khi đường giá rớt thấp hơn dải dưới của Bollinger bands.

Tín hiệu bán: nhà đầu tư bán hoặc bắt đầu ngừng mua khi đường giá nằm ngoài dải trên của Bollinger Bands.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

- Đường trung bình (Moving Average): sử dụng mặc định 20 phiên; SMA (20)

- Dải trên (Upper Band): dải trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá 20 phiên. Có vị trí nằm trên đường trung bình SMA (20)

- Dải dưới (Lower Band): dải dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 và nằm dưới đường trung bình SMA (20)

Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” - Tác giả: Steven Achelis

14. Chỉ số kênh hàng hóa (CCI)

a. Ý nghĩa:

CCI về bản chất là đo lường khỏang cách bao xa từ đường giá đến đường trung bình của giá (Moving Average) và đo tốc độ di chuyển của đường giá.

Nếu đường giá nằm bên phải đường MA (Moving Average) thì giá trị của CCI sẽ là 0. Hằng số (0.015) bị hạn chế khỏang 80% thời gian nằm trong khoảng từ -100 đến +100.

Tín hiệu mua: khi CCI nhỏ hơn -100 (vùng quá bán)

Tín hiệu bán: khi CCI lớn hơn +100 (vùng quá mua)

b. Định nghĩa/Cách xác định:

CCI giao động giữa 2 vùng quá mua (overbought) và quá bán (oversold)

- Tính giá trung bình của thời kì :

Trung bình Px = (high + Low + Close) / 3

- Tính Moving Average qua "n" thời kì:

MA = (Close 1 + Close 2 + Close 3 =...+ Close n)/n

- Tính mean deviation qua "n" thời kì:

Mean Deviation = ([MA last - Avg Px 1 [+] MA last - Avg Px 2 [ + ...+ ] MA last - Avg Px n]) / n

CCI = (Average Price - MA) / (0.015* Mean Deviation)

Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” - Tác giả: Steven Achelis

15. Chỉ số xung lượng

a. Ý nghĩa:

Đường xung lượng đi lên báo hiệu xu thế tăng giá đang mạnh dần và ngược lại đường đi xuống báo hiệu xu thế giảm giá đang yếu dần. Khi chỉ số xung lượng hướng lên, đó là tín hiệu mua vào và khi hướng xuống thì đó là tín hiệu bán ra.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

Chỉ số bị đánh giá thấp. Chỉ số xung lượng đo tốc độ thay đổi của giá đóng cửa.

Momentum = Close(i)/Close(i-N)*100

Với:

Close(i) là giá cuối ngày của thanh hiện thời

Close (i-N) là giá cuối ngày của thanh trước đó N thời kì.

Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” - Tác giả: Steven Achelis

16. Chỉ báo theo chu kỳ (Fibonnacci)

a. Ý nghĩa:

Fibonacci chỉ ra những mức hỗ trợ và kháng cự giúp xác định rõ hơn mức tăng hoặc giảm kế tiếp.

Mức kháng cự sẽ trở thành mức hỗ trợ khi đường giá vượt lên mức kháng cự đó.

Nên giao dịch tại những mức hỗ trợ/ kháng cự của Fibonacci

b. Định nghĩa/Cách xác định:

Ba tỉ số Finonacci sẽ sử dụng là: 0.382, 0.5, và 0.618

Sau khi xác định được mức ĐỈNH và ĐÁY trong 1 khoảng thời gian, DÃY FIBONACCI sẽ xuất hiện tương ứng với các vị trí hỗ trợ, kháng cự 0%, 23.6%, 38.2, 50%, 61.8%, 100%...

Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” - Tác giả: Steven Achelis

17. Chỉ báo cân bằng khối lượng (OBV)

a. Ý nghĩa:

- Ngược lại nếu đường xu hướng tăng bị gãy thì nó sẽ cho tín hiệu bán khi đường giá cắt qua đường xu hướng hướng tăng và có hướng đi xuống.

- Ngược lại nếu đường xu hướng tăng bị gãy thì nó sẽ cho tín hiệu bán khi đường giá cắt qua đường xu hướng hướng tăng và có hướng đi xuống.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

Nó họat động dựa trên giả thiết sự thay đổi về khối lượng giao dịch sẽ có khả năng làm thay đổi xu hướng thị trường

OBV = OBV ngày hôm trước + volume ngày hôm nay (nếu giá đóng cửa là tăng)

OBV = OBV ngày hôm trước - khối lượng ngày hôm nay (nếu giá đóng cửa là giảm)

Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” - Tác giả: Steven Achelis

 


facebook-icon